Mưa bụi lất phất, gió đêm mát lạnh. Mặt đường nhựa bóng loáng thấp thoáng ánh đèn phố và nguời qua lại, hai chuỗi dây đèn màu nơi gác chuông nhà thờ lấp lánh, tô điểm cho vẻ mỹ miều của màn đêm. Trong một biệt thự sang trọng, tiếng hát Bội Tần và Ty Đại đua với tiếng cười, tiếng nói làm khơi dậy sức sống của đêm khuyạ
Kỷ Viễn chậm rãi bước trên đường, chiếc áo blouson màu cà phê, mái tóc bồng lấm tấm những giọt nước lóng lánh, và đôi giày bết bùn đang bước phóng túng nhưng tự tin.
Rẽ qua góc phố, đến một ngõ hẻm rộng, cho tay vào túi lấy ra mảnh giấy trong túi ra xem lại địa chỉ, Viễn dừng bước trước một thành tường lớn, chiếc cổng tô màu nâu đỏ. Hai chữ "Đỗ Ngụ" trước cổng đã xác nhận địa chỉ. Viễn bấm chuông đứng đợị
Cửa mở, một tớ gái ăn mặc thật tươm tất đưa mắt ngắm nghía Viễn rồi để chàng bước vàọ Đèn màu dăng khắp hàng cây, mái hiên ... Bóng người, tiếng cười nói, tiếng nhạc ồn àọ Viễn bị hấp dẫn bởi không khí tươi vui này, chàng mỉm cười hài lòng.
Người tớ gái lên tiếng.
- Thưa ông tìm ai ạ?
- ông Đỗ Gia Văn mời tôi đến dự dạ hội, tôi vào được chứ hả cổ
- Dạ mời ông vàọ
Người tớ gái đưa mắt nhìn theo Viễn, người ở đâu ra mà đến dự dạ hội với y phục "rừng rú" như thế nàỵ
Viễn bước nhanh vào nhà, qua bực thềm có đôi tình nhân ngồi tâm sự, chàng mở cánh cửa kính lớn, cọ mạnh chân lên thảm, chưa kịp bước vào thì đã có người tiến đến kéo vai vui mừng:
- Trời Viễn, mày cũng đến với tụi này nữa à?
Viễn cuời:
- Hết lòng với bạn bè như thế này thôi chứ! nhưng mày đừng đụng tới người tao, coi chừng lấm bùn bây giờ. Tao vừa đi săn về thấy giấy mày để lại là đến đây ngaỵ
Nền nhà bóng như tráng mỡ, ghế được dời sát vào tường để trống chỗ làm sàn nhảỵ Trên trần nhà mấy ngọn đèn nhỏ tỏa ánh sáng dịu dàng, ấm cúng. mọi cặp mắt trong phòng đều đổ dồn về phía Viễn. Ngắm nhìn lại mình, Viễn cười nói:
- Tao ăn mặc thế này mà vào đây làm bẩn sàn nhà màỵ
- Tất cả đều là bạn của mình cả mà, sao mày ngớ ngẩn thế!
Đỗ Gia Văn là một anh chàng đẹp trai đúng kiểu "con nhà giàu học giỏi đẹp trai". Bộ áo màu *** sắt, cà vạt đỏ làm khác biệt hẳn với vóc dáng vạm vỡ của Viễn. Viễn đưa mắt quét một lượt khắp phòng. Một gã thanh niên ốm yếu khác lại bước đến, chìa ly rượu trên tay cho Viễn:
- ê Viễn, mày đi đâu mà biệt tích cả mấy hôm, bây giờ mới chịu dẫn hồn xác về đây thế? Saỏ Lên núi có bắt được con chồn, con cáo nào không?
Viễn cười, để hở hàm răng trắng ra ngoài
- à được cả một bầu không khí trong lành. Kỳ này xui quá, đi ba ngày mà mưa hết hai ngày thú rừng rút trong hang đâu dám ra, đuổi có một con heo rừng mà hắn cũng bắn không trúng thì làm sao có thịt? Này Hồ Như Vy, nếu mày thích, hôm nào đi săn tao sẽ rủ mày đị
Anh chàng có tên Hồ Như Vy trề môi, khiến cho gương mặt sữa càng có vẻ trẻ con hơn:
- Thôi đừng nói xạo, lần trước mày cũng hứa cho tao đi, rồi sau cùng lại trốn đi một mình.
- Không phải tao không muốn rủ mày đi, nhưng chỉ sợ mày săn chẳng được thú mà lại bị thú cõng đi mất thì nguỵ Tao ăn làm sao nói làm sao với ông bà già mày đây chứ?
Hồ Như Vy nói như thét:
- Thôi! Vừa thôi chứ, hạ nhau chi nặng thế?
Lại có thêm mấy người bạn đến, họ vây quanh Viễn vồn vã hỏi thăm kết quả cuộc săn. Viễn bỗng nhiên trở thành trung tâm điểm của buổi dạ hội, một thiếu nữ chen chân vào đám đông, đến trước mặt Viễn, kéo Văn đến bên cạnh, nói lớn:
- Anh Văn, làm ơn giới thiệu xem nàỏ
Viễn hơi ngạc nhiên trước vẻ hồn nhiên của cô gáị Dưới đôi chân mày sậm là đôi mắt đen nháỵ áo đen, váy đỏ lấm tấm kim tuyến. Đúng là chú beo hoang. Viễn nhìn cô mỉm cuời, Văn vui vẻ giới thiệu:
- à quên, Viễn này, đây là Gia Linh, em gái tao, nó còn có biệt hiệu là Con Mèo Hoang, chuyên nghiệp cấu xé, vì vậy tao mong rằng mày nên "Kinh nhi viễn chi".
Linh cảnh cáo ông anh:
- Anh Văn, anh nên coi chừng thân anh trước.
Văn trợn mắt:
- Coi chừng cái gì, tôi có tán tỉnh gì cô đâu mà sợ móng vuốt cô chứ?
Linh nhướng mày:
- Có chắc không?
Vừa nói cô ta vừa nhảy chụp tới, Văn đưa tay nắm chặt tay em la to:
- Đừng làm ồn Linh, coi chừng anh Viễn cười cho bây giờ.
Gia Linh đứng lại, đưa mắt ngắm nghía Viễn như nhà họa sĩ đang ngắm người mẫu, rồi gật gù, nói thẳng:
- Anh Viễn à? tôi thích gọi Viễn không thôi và tôi mong Viễn cũng gọi tôi như thế.
Viễn cười cúi thấp người xuống chào đùa cợt:
- Dạ thưa Gia Linh ạ!
Gia Linh hứng thú:
- Viễn, tôi nghe danh Viễn từ lâu lắm rồị ông anh tôi cứ ca ngợi Viễn hoài, nào là săn bắn, ngoại giao, tán dóc, nhảy đầm ... một câỵ ông ấy làm như Viễn là nhất, vì vậy đã từ lâu tôi muốn xem Viễn tai to mặt bự đến thế nàọ
Văn chen vào:
- Nguy cho mày rồi Viễn ơi, tự mày tìm rắc rồi đấy nhé, cô em gái tao đang muốn "chơi" mày đấy, nó nhảy giỏi, hát hay, tí nữa mày phải hợp ca với nó rồi đó. Bây giờ theo tao, tao giới thiệu mày với một ngườị
Vừa nói, Văn vừa kéo Viễn ra khỏi đám đông. Không hiểu ai đã thay một diã nhạc mới bản "Khu rừng thành Vienne". Gian phòng trầm xuống, sự ồn ào do Viễn mang lại nãy đã biến mất. Gia Linh bị cuốn theo tiếng nhạc, chiếc váy no tròn quay cuồng trong tay Vỵ
Viễn theo Văn bước về phía cửa sổ, một cây Giáng Sinh rực rỡ treo những ngọn đèn nhỏ chuông vàng, bóng màu, và những gói quà xinh xinh. Một cô gái tóc xõa quay lưng đang cặm cụi dán số lên các gói quà. Văn nói:
- Chốc nữa có màn trao đổi quà tặng bằng cách rút số, ai trúng số nào sẽ lãnh gói quà mang số đó.
- Chết! Sao mày không bảo để tao mang quà đến, bây giờ làm sao đâỷ Vậy thôi, tao không rút thăm vậỵ
- Tôi đã để thêm một gói vào rồị
Người con gái ngồi dưới đất đột nhiên lên tiếng. Viễn nhìn xuống, không cần Văn giới thiệu, Viễn cũng biết cô ta là ai rồị Đôi mắt ướt át như bày tỏ hàng trăm lần Văn mang ra tâm sự không đợi giới thiệu, Viễn nói:
- Nếu tôi đoán không lầm đây là chị Khâm?
Người con gái cười:
- Vâng, còn anh là Viễn?
Viễn gật đầu:
- Tôi là Viễn, chị là Đường Khả Khâm?
- Anh gọi tôi là Khâm được rồi, tôi thấy anh hoàn toàn khác hẳn với con người tôi nghe kể và tưởng tượng.
- Thế à? Khác ở chỗ nào ạ?
- Anh không đẹp trai, nhưng có đầy nam tính. anh Văn hình dung anh chẳng giống ai cả, lúc thì như một công tử bột. lúc lại lang bạt giang hồ, khi là một kẻ vũ phu, lúc lại là một thư sinh ngoan ngoãn.
Văn chen vào cười:
- Hắn là thế đấy Khâm ạ. Đừng vội kết luận, để quen rồi cô sẽ thấy những điều anh nói về hắn không sai tí nào cả. Hắn là con người lập dị mà.
Nụ cườì trên môi cô gái vừa như thân mật vừa như có vè phù du sao đấy, Viễn lên tiếng:
- Anh Văn đang thổi phồng tôi lên đấỵ Dù sao những điều tôi nghĩ về cô chẳng khác con người thật của cô tí nào cả.
- Anh nghĩ về tôi ra saỏ
- Hoàn toàn như những gì tôi đang thấỵ
Nụ cười trên môi Khâm chợt tắt, gương mặt nàng biến thành xa lạ, nàng bình thản:
- Cám ơn anh. Rồi quay sang Văn - Tay em dính đầy hồ, em phải đi rửạ à anh, Tường Vi phải về trước 10 giờ, anh nhớ đưa cô ấy về nhé. Về tối quá anh chị cô ấy lại làm tình làm tội nó.
- Được rồi, để tôi bảo anh Vy đưa về chọ
Khâm cười:
- ông Hồ Như Vy đấy à? ông ấy đang chết mê chết mệt cô em gái của anh thì còn thì giờ đâu mà đưa đón aị
- Aỉ Gia Linh hả? Không được nó còn con nít lắm.
- Nó đã 18 tuổi rồi chớ nhỏ nhít gì nữả
Khâm xoay lưng bước đi, Văn nhìn theo đến khi khuất, chàng quay sang Viễn giải thích:
- Cái cô mặc áo xanh lục ngồi kia là Tường Vi, bạn thân nhất của Khâm đấỵ Chúng tôi đang định giới thiệu cô ấy cho ông Vy mà ... Văn ngập ngừng, rồi chàng bỗng vỗ nhẹ lên vai Viễn hỏi - Anh thấy Khâm thế nàỏ
Viễn lơ đãng nhìn chiếc váy đỏ tung bay nhịp nhàng theo nhịp bước nhảy, chàng thờ ơ đáp:
- Tuyệt, tuyệt lắm, cậu có phúc và có óc thẩm mỹ lắm. Thế nào, bao giờ làm lễ đính hôn đấỷ
- Định vào kỳ nghỉ mùa đông, trước tết vài ngàỵ Tụi này định làm thật long trọng. Cậu phải tới đấy nhé!
- Nếu tôi không ở trên núị
- Sao cậu chịu khó quá thế, trời lạnh thế mà cũng đi núi saỏ
Duới vầng trán rộng, đôi mắt Viễn khó hiểu làm sao Viễn không đẹp trai, nhưng cơ thể hắn toát ra vẻ quyến rũ lạ lùng, không phải chỉ quyến rũ phụ nữ. mà ngay cả những thằng con trai, những người kề cận cũng thế. Phải chăng đó là do sinh khí? Những luồng sinh khí lúc nào cũng cuồn cuộn toát ra lôi cuốn người khác. Nắm tay bạn, Văn nói:
- Viễn tao không thể hiểu cách sống của mày thế nào cả.
Viễn mỉm cuời, ánh mắt chàng rời chiếc váy đỏ, chàng quay lại nhìn bạn. Viễn thích Văn, thích vẻ nho nhã yếu đuối của chàng, và đó cũng là một khuyết điểm của đời Văn. Tính Văn vồn vã rộng rãi, trong lớp được thầy yêu bạn qúi, Văn cũng là đối tượng của nhiều cô gáị Khuôn mặt thanh tú kia, chàng nhủ thầm, nếu chàng là con gái, chắc chàng cũng sẽ yêu thầm Văn mất. Khâm quả thật may mắn, có được vị hôn phu đẹp trai và hiền hậu như thế. Chàng đảo mắt nhìn khắp nơi gian phòng - Lại có một gia đình cao sang như thế này thì nhất đời rồị
Mỗi người có một đời sống riêng, tùy theo hoàn cảnh, Viễn nhủ thầm, và đưa tay lên vuốt nhẹ chuỗi giây bạc treo trên khung cửạ
- Hoàn cảnh của Văn và tôi hoàn toàn khác biệt, Văn có một mái ấm gia đình, có một tình yêu lý tưởng. Còn tôỉ tôi còn phải đi tìm mới có được.
- Tìm cái gì?
- Tìm cái gì ử tìm cái gì tôi cũng không biết, có thể là những cái có thể làm cho cuộc đời tôi được an định.
Văn lắc đầu:
- Tôi càng không hiểu ý ông muốn nói gì cả?
- Rồi anh sẽ hiểụ
Tiếng nhạc ngưng lại để bắt đầu một bản nhạc khác.
- Con người bao giờ cũng thế, cứ để suốt cả cuộc đời mình đi tìm kiếm tìm, nhưng chẳng biết kiếm tìm điều chị Rồi Viễn nói lảng: - Cô em gái của cậu đến rồi kìa, cô ấy trẻ như một đóa hoa nghinh xuân, như ánh lửa xanh trong lò. Viễn xuống giọng thật thấp. - Nó mà bùng cháy lên chỉ có trời mới dập tắt nổị
Vâng, ngọn lửa đã đến trước mặt Viễn và Văn. Thật vô tư, Linh nắm tay Viễn nói:
- Anh nhảy nghề lắm mà, sao không ra biểu diễn mà đứng đây làm gì? Mong rằng nghề nhảy nhót của anh cũng tuyệt vời như nghề leo núi của anh vậỵ Quay sang Văn, Gia Linh thòng thêm một câụ - Anh Văn, anh là chủ mà anh cứ để Tường Vi lạc lõng thế này chị Khâm buồn cho xem.
Nói Xong Linh kéo Viễn ra sàn. Viễn hỏi trong khi đưa tay mời Linh nhảy điệu Rumba:
- Cô không sợ bẩn à?
- Bẩn à? Đâu có tên đàn ông nào dám tự xưng mình là sạch đâủ
Thế là chiếc váy đỏ lại quay cuồng, quay quồng, âm thanh tràn ngập lôi cuốn cả hai, những bước chân nhịp nhàng sống động. quay, quay tròn, Gia Linh vừa xoay nguời vừa cười nóị
- Anh thật tuyệt!
- Cô cũng thế!
Viễn nói xong kéo Gia Linh trở về ghế, nơi Văn đang nói chuyện với người con gái có đôi bím đẹp. Đôi mắt to ngơ ngác trên gương mặt trắng xanh làm rung động lòng ngườị Văn đứng lên:
- Tôi xin giới thiệu đây là anh Viễn, đây là Tường Vi, sinh viên ban Sử Địa, Đại học sư phạm, bạn rất thân của Khâm.
- Xin chào cộ
Viễn cúi chào thật thấp rồi thuận người ngồi lên ghế. Nhìn chiếc nơ đen, chiếc áo xanh lá cây hơi bạc màu và đôi giày mòn đế, Viễn hỏi:
- Sao cô không nhảỷ
Tường Vi nhìn xuống, đáp thật rụt rè:
- Tôi, ... tôi không biết nhảỵ
Gia Linh chen vào, nắm tay Tường Vi cố lôi ra:
- Chị phải tập chứ, lại đây, để em dạy chọ
Tường Vi nói như van xin:
- Đừng, đừng Linh ạ, em xem kìa, đám kia định yêu cầu em hát đấỵ
Vâng đằng kia đám con trai đang tụ họp, không hiểu họ đang tính toán cái gì. mà một lúc sau Hồ Như Vy bị chụp một chiếc mũ giấy nhọn lên đầu, cả người bông giấy với chiếc gậy trên tay, và bị đẩy đến trước mặt Gia Linh. Gã đứng sững như một chú hề, và cúi người xuống nói năng lẩm cẩm:
- Bỉ nhân thể theo lời yêu cầu của toàn thể quý khách, mời nữ hoàng của buổi dạ hội hôm nay lên biểu diễn một màn đơn cạ
Nói xong, hắn cúi nguời xuống định chào, chiếc nón giấy trên đầu rơi ụp xuống, Vy đưa tay chụp lại, không ngờ ai đã "Đùa giai" đặt ly nước trái cây lên trên, khiến nước đổ tung tóe, mọi người được dịp cuời hả hệ Trong tiếng ồn ào, Gia Linh bước vào giữa phòng. một phút yên lặng, không chờ người giới thiệụ Linh bắt đầu bằng bản nhạc "Johny My Love" (Johnny nguời yêu của tôi).
Dứt tiếng hát, một tràng pháo tay ròn rã trong tiếng "bis" "bis". Viễn ngồi trong một góc phòng nhìn người thiếu nữ đang được đám đông vây quanh với nụ cười cố hữu trên môị
- Giọng ca của Linh cũng khá lắm phải không ông?
Có tiếng hỏi của người thiếu nữ ngồi bên cạnh, Viễn quay sang. Thì ra Khâm, không biết đến ngồi cạnh chàng từ lúc nào, nguời con gái đang mỉm cườị Nàng nói tiếp:
- Linh chẳng thích học hành tí nào cả, đáng lý ra lên cho cô ấy học nhạc lý thì hơn.
- Vâng cô ấy rất có triển vọng trở thành ca sĩ.
Gia Linh hớn hở trong tiếng khen nhiệt thành ấỵ Nàng vỗ nhẹ tay vào nhau, nói lớn:
- Tôi xin hát tiếp một bản nữạ Bản nhạc này chắc quý vị chưa được nghe bao giờ, đó là bản "Thuyền."
Viễn thấy hình như Khâm xúc động. Nàng đặt chiếc ly trên tay xuống bàn và đứng bật dậỵ Viễn thoáng nghe nàng nói nho nhỏ sau cái chau mày:
- Sao cô ấy lại hát bản nàỷ
Viễn không hiểu ý nàng muốn nói gì và chàng quay lại nhìn Gia Linh. Mọi nguời đã yên lặng, Gia Linh ngước mắt nhìn lên, tiếng hát vút cao:
- Con thuyền nhỏ lênh đênh trên giòng nước
Thuyền mang theo giấc mộng đẹp như thơ
Qua bao nhiêu bờ bến với sông hồ
Xuân vừa hết thì thu buồn chợt đến
Giấc mộng xưa vẫn tàn theo năm tháng
Thời gian đi bao giông bão đi qua
Đã bao lâu phiêu bạt khắp sông hồ
Ngày tháng lạnh tàn phai dần mộng ước
Con thuyền vẫn lênh đênh trên sóng nước
Đã bao năm chưa thấy bến bờ đâu
Một giây phút yên lặng, rồi tiếng vỗ tay bùng nổ.
Bây giờ thì Viễn đã hiểu tại sao Khâm lại khó chịu chau mày, lời ca nặng nề, buồn thảm quá.
Văn lên tiếng:
- Lời ca đẹp quá phải không?
- Bi thảm quá, của ai thế?
- Không rõ, nhưng Khâm đã phổ nhạc.
Viễn ngạc nhiên:
- Thật không? Cô ấy học ban sử địa cơ mà?
- Cha Khâm là một nhạc sĩ.
- à.
Viễn nhìn ra cửa sổ, một người đang đứng lặng bên ngoàị
Chàng không thể ngồi yên được trong tiếng nhạc ồn àọ Các bạn chàng tay trong tay thành hàng dài nhảy bản "Hãy nhìn chiếc giày mới của tôi". Viễn đứng lên đưa tay bắt tay Văn:
- Văn, xin lỗi, tao phải rút lui trươc.
Văn nhìn đồng hồ:
- Sao chưa đến 10 giờ mà.
- Tao vừa mệt vừa buồn ngủ sau mấy hôm trên núị Thôi cho tao lui trước đị
- Hôm nay là Giáng Sinh phải chơi cho đã, mày cũng nên ở lại với tụi taọ
- Cám ơn mày, nhưng tao mệt thật.
Văn hiểu Viễn đã quyết định nên chàng cũng đứng lên. Viễn nhẹ gật đầu chào từ biệt Tường Vi xong bước đị Khâm lách người tới hỏi:
- Saỏ Định về à?
Viễn gật đầu:
- Vâng tôi mệt quá về ngủ sớm mới được.
- Vậy thì đến rút số trước vậỵ
- Tôi thấy không cần lắm, vì tôi không mang theo món quà nào đến cả.
Văn chen vào:
- Khâm đã chuẩn bị đầy đủ, nếu mày không rút thì thừa một góị Viễn mày đừng phụ lòng người sắp đặt cuộc vui này chứ?
- Xong rồị
Viễn nói xong theo chân Văn và Khâm đến bên cây Giáng Sinh. Khâm lấy chiếc hộp nhỏ đựng số đưa ra cho Viễn. Viễn bốc được số năm. Khâm tìm gói quà trao cho Viễn, Văn nói:
- Mở ra xem coi cái gì?
Viễn mở ra, bên trong là chiếc thuyền nhỏ bằng xương. Viễn ngỡ ngàng, Khâm cũng thế, trong khi Văn có vẻ thích thú:
- à chiếc thuyền con, nó sẽ chở đầy mộng tưởng của màỵ
Khâm nói thật nhỏ:
- Tôi mong cho ảo ảnh không tàn phai, cho giấc mơ chớ xa vời, cho anh đủ ý chí để khắc phục mọi khó khăn, cho chiếc thuyền này sẽ bao giờ cũng đẹp, cũng huy hoàng như ý muốn.
Nụ cười hiện lên trên mép Khâm, Viễn cũng cười theo, chàng ngắm nghía chiếc thuyền con:
- Cám ơn chị. Chiếc thuyền này đã tìm tới tôi vì nó biết rằng chỉ có tôi là bến lý tưởng. Hơn nữa ... Viễn nhìn đôi vợ chồng sắp cưới - Tôi cũng là một tay lái tài bạ
Quay lưng bước ra cửa, Viễn Liếc nhìn đám đông lần cuốị Cô gái áo đỏ quay cuồng giữa đám đông trong tiếng cười rộn rã. Văn, Khâm đưa Viễn ra tận cửa, Viễn nói to:
- Chào ông bà, cám ơn ông bà thật nhiềụ Đêm nay sẽ thật vui với chiếc thuyền tuyệt vời đẹp nàỵ
- Chúc anh ngủ ngon giấc. Văn nói, đưa tay chàng vòng qua ngang người Khâm.
Mưa vẫn rơị Đi một đoạn Viễn quay đầu nhìn lại đôi vợ chồng sắp cưới vẫn còn đứng đấy, mờ mờ sau màn mưạ Viễn lầm lũi bước qua những vũng nước trên đường.
Đêm đã Khuya, phòng khách rộng thênh thang ngập đầy bông giấy và rác rưới, nệm ghế, đĩa hát rơi rải rác đó đây từng chiếc một. Đầy đủ ý nghiã của một buổi tiệc tàn, chỉ có những ngọn đèn ngũ sắc trên cây Giáng Sinh là vẫn bình yên chớp tắt.
Khâm ngồi trên nền gạch cạnh chiếc máy hát đã im lìm từ lâu, nàng chọn từng chiếc đĩa hát một cho vào bao, Gia linh đã tuột giày, xuôi tay ngáp dài mệt mỏi, cô nàng lừng khừng bước vào trong:
- Mệt quá, nhấc chân lên muốn không nổi, tôi phải đi ngủ mới được.
Văn hét:
- Linh, mày chơi cho đã rồi đi ngủ hả, không ở lại dọn dẹp saỏ
Linh ngáp dài:
- Dọn dẹp cái gì? Mệt quá! Thôi để đấy mai cô Châu dọn dẹp một chút là xong ngay chớ gì.
Nói xong Gia Linh lại ngáp thêm mấy cái rồi khập khễnh bỏ đi vào trong.
Văn cúi xuống ngồi cạnh Khâm để phụ với nàng, chàng cằn nhằn:
- Con Linh lúc nào cũng vậy, lười không ai bằng.
Khâm mang đĩa nhạc sắp xếp lại thành chồng:
- Thôi kệ cô ấy, nhảy suốt đêm không nghỉ thì làm sao không mệt! Mấy giờ rồi ảnh em cũng phải về chứ, không mẹ mong!
Văn nắm lấy tay Khâm, chàng quỳ trên nền gạch nhìn người yêu, nâng cằm nàng lên, đôi mắt nàng bao giờ cũng xa vắng.
- Đừng nghĩ đến thời gian, chỉ có giây phút này là em mới thật sự thuộc về anh. Nghĩ cũng lạ, tại sao chúng ta kéo chi thêm một lũ bạn đến ồn ào làm mất cả thời gian riêng rẽ của hai đứa mình vậy hả em?
Khâm cười, nàng nhìn Văn lắc đầu:
- Anh thì lúc nào cũng vậy, khi việc chưa đến thì lo ngược xuôi để làm cho bằng được, rồi đến khi việc xong lại hối tiếc, lại than van ... Phải chăng đấy là cố tật của mọi ngườị Quay nhìn cảnh hỗn độn chung quanh, Khâm thở dàị
- Thê lương làm sao lúc tàn cuộc. Sau cái vui, con người có cảm giác cô đơn, trách chi anh chẳng hối tiếc. Nhưng anh Văn, chúng ta chẳng phải sống mãi trong tình trạng như vầy saỏ Dầu gì đi nữa, buổi tối hôm nay vẫn có kết quả đẹp, mọi người đều vui vẻ cả.
- Nhưng có một người không vuị
- Aỉ
- Kỷ Viễn.
Khâm nghiêng nghiêng đầu suy nghĩ.
- Viễn à? Sao anh biết ông ấy không vuỉ
- Anh thấỵ
Khâm nhìn chồng đĩa:
- Anh Văn, em thấy Viễn chẳng có chỗ nào đáng phục cả, ngược lại em thấy ông ấy làm sao ấỵ anh thổi phồng anh ấy quá nên khi gặp mặt lần đầu em đã thành thật đối xử, không ngờ ông ấy ...
Văn cắt ngang
- Em chưa rõ hắn thì hãy khoan kết luận, con nguời hắn phức tạp lắm chứ không bình thuờng như em nghĩ đâụ
Khâm cười, nàng nhìn thẳng vào mắt Văn:
- Thôi làm gì mà mặt mày nhăn nhó thế! Viễn đối với anh hồ như quan trọng hơn cả em, em chỉ nói vậy mà anh đã ...
Văn kéo Khâm vào lòng, chàng nói:
- Đừng có ngu Khâm ạ, đừng nói chuyện thiên hạ nữa, ở đây bây giờ chỉ còn có hai đứa mình mà ...
Nói xong chàng đặt môi lên môi Khâm, Khâm xô Văn ra đứng dậy:
- Thôi anh, em phải về đây, anh đưa em về nhé?
Văn vẫn ôm cứng Khâm không buông, chàng tìm môi nàng nói:
- Chút nữa mà, bây giờ còn sớm mà. Khâm em đừng vội bỏ đi, gian phòng này lạnh lắm, anh sợ nhất là cô đơn em biết không? Duới ánh đèn màu hôm nay em đẹp biết chừng nàọ
- Thôi mà anh, em phải về ngay, ở nhà mẹ chỉ có một mình, em phải về. ủa cha anh đâu rồỉ?
- Không biết, ban nãy cha bảo giao nhà này cho bọn chúng tạ Khâm, anh biết rồi, em không còn yêu anh nữa, anh biết!
- Nói bậỵ
- Thế tại sao em lại hối hả muốn về thế kia chứ?
- Anh không thấy chúng ta ích kỷ ử? anh, chúng ta chỉ biết vui chơi thỏa thích cho riêng mình còn mặc kệ những người già cô độc, cha anh, mẹ em ... anh, em thấy chúng ta không nên làm thế! em phải về ngay!
Văn kéo Khâm lạị
- Trước khi đi em phải trả anh một món nợ. Cánh tay Văn ôm choàng người Khâm. Ngẩng nhìn lên, Khâm bắt gặp ánh mắt đắm đuối của Văn, ánh mắt kia như đi vào tận tâm hồn, khơi động từng cảm xúc. Thở dài, Khâm nhắm mắt lại, nói nhẹ:
- Thôi được em trả cho anh đâỵ
Văn hôn Khâm, nụ hôn dài say đắm.
Tiếng Chuông nhà thờ vọng lại từ xa hình như có tiếng kèn xe hơi cổng mở: Mặc kệ trong vòng tay nhau họ không cần biết đến gì cả không cần để ý gì cả ... Cho mãi đến lúc cửa phòng khách mở Khâm rời vòng tay Văn quay lại gặp ông Đỗ Cân cha của Văn đang đứng tựa vào thành cửa với nụ cười trên môị Khâm đỏ mặt lấp bấp thưa:
- Dạ chào bác ạ!
ông Đỗ Cân bước vào cởi áo ngoài vứt lên ghế:
- Saỏ Vui không?
Tuổi trẻ tình yêu và niềm vui tươi rộn rã là của tuổi thanh xuân, thời gian thật tàn nhẫn rồi một ngày nào đó nó sẽ mang đi mất những sự tươi vui và mang cô đơn lại cho tuổi già. Nhưng ngày tháng cũng công bằng lắm vì những ai đã đến với tuổi già thì cũng đã hưởng trọn những ngày tháng trẻ trung.
Văn vui vẻ:
- Vui lắm cha ạ, vui vô cùng.
ông Đỗ Cân nhìn vẻ hỗn loạn của gian phòng bảo Khâm:
- Nhìn khung cảnh này tôi cũng tưởng tượng ra được sự vui vẻ của các con. Cháu Khâm, mẹ cháu khỏe chứ?
- Vâng,
- Cho tôi gửi lời thăm chị ấy nhé.
Khâm gật đầu, ông Cân nhìn chiếc cằm nhọn, đôi mắt xa vắng, chợt một nỗi buồn nhè nhẹ thoáng quạ Nụ cười trên môi ông chợt tắt, ông cảm thấy mệt mỏi và hết hứng thú nói chuyện. Quay ra ngoài, ông bảo,
- Được rồi! Văn, chút nữa nhớ đưa Khâm về nhé, cha phải đi nghỉ trước.
Văn gật đầu:
- Vâng.
Khâm nói với giọng, yếu đuối:
- Thưa bác đi nghỉ ạ.
- Ừm!
ông Cân xách áo lên, chậm rãi bước về phòng mình, ông bật chiếc đèn bàn lên, vẫn là một chiếc phòng đầy đủ tiện nghi, vẫn là chiếc giường đơn lạnh lẽọ ông ngồi xuống ghế xoay nơi bàn làm việc, lơ đãng xoay một vòng. Gian phòng sạch sẽ và ngăn nắp quá. ông Cân là người có thói quen mến chuộng sự ngăn nắp và sạch sẽ. Hôm nay ông chỉ thấy sự ngăn nắp này mang ý nghĩa cô đơn lạnh lẽo mà thôị Sự bừa bãi ở phòng khách mới là nơi đầy vết tích tuổi trẻ, của những tiếng cười của sự sống. Buổi chiều khi bước ra khỏi nhà, ông chỉ mong đám con giữ ông lại để chung vui với chúng, nhưng chúng đã để ông đi, và ông biết rằng trong cuộc vui của tuổi trẻ sự hiện diện của ông sẽ làm cuộc vui mất hết ý nghĩạ ông Cân là người cha tiến bộ nên ông đã bỏ đi, giao nhà lại cho tuổi trẻ. Nhưng những con đường vắng lạnh đâu phải là nơi để nghỉ chân. Đêm giáng sinh cũng không phải ngày thích hợp cho cuộc viếng thăm nàọ nơi đâu cũng có cuộc vui, mà khổ nỗi những cuộc vui đó không bao giờ dành cho ông cả. Có một lúc, ông chợt nảy ý nghĩ đến viếng một người bạn cũng cô độc như ông, đó là mẹ của Khâm. Suy đi nghĩ lại một lúc ông lại thôi, vì chuyện ba mươi năm về trước giờ đã tan thành khói mây, đó chỉ là một bản nhạc đệm trong suốt một cuộc đờị Ngày nay con cái của cả hai đã khôn lớn, lại sắp lấy nhau, sự đổ vỡ ngày xưa đến mãi lớp người sau mới kết hợp. Vậy là đẹp rồi, nếu bây giờ ông đến thăm, biết đâu lại chẳng xáo trộn cho nếp sống bình yên của mẹ Khâm. Vậy thì ta làm gì bây giờ đâỷ Trước mặt là những tòa nhà đầy ánh đèn mời mọc. Nơi đây chỉ cần có tiền là có thể đốt cháy thời gian thừa thãị ông bước vào dưới ánh đèn hồng bên những ly rượu mạnh, ngoài sàn nhảy những cặp nhân tình chập chờn trước mắt. Gái nhảy vây quanh ông, họ chỉ cần biết ông là giám đốc ngân hàng chứ không cần tuổi tác của ông. Quây quần trong đám vũ nữ, rượu mạnh, vũ trường trong ký ức của ông Cân như giòng máu đỏ chảy cuồn cuộn. Những ngày say sưa ở Thượng Hải đã đổi lấy được gì? Người đàn bà kia đã nhẫn tâm vứt con để theo người tình mớị Gia Lỉnh trong huyết quản của đứa con gái kia có chứa đựng giòng máu dâm đãng của mẹ nó không? ông Cân lắc đầu và đứng lên bước ra mở toang cửa sổ. Đêm bên ngoài âm ụ Đốt một điếu thuốc, ông tự nhủ đừng nghĩ ngợi gì đến chuyện đã đi vào dĩ vãng. Thở khói, khói thuốc như làn sương mù tỏa ra ngoàị Tất cả chỉ là ảo ảnh. là một giấc mợ
Ngày nào anh chửa lập thân
em ơi nghĩ chuyện vợ chồng chẳng nên
yêu nhau dứt bỏ sa đành
Hãy yêu anh tựa như lòng anh yêu ...
Lẩm bẩm ngâm nga, tiếng vang như đánh thức ông Cân, ông giật mình. Sao Vậỷ Sao lại nghĩ đến lời thơ tình tự này chứ? Bao lâu rồỉ? ba mươi năm về trước ông đã viết câu thơ trên cặp trong quyển "Hoa Gian Tập" để trao cho Nhã Trân. Thế còn bây giờ? Con của nàng sắp về làm dâu con nhà tạ Chuyện đời quả khó ngờ. Thời gian mang tất cả vẻ đẹp xấu, cái tốt và cái xấu cũng ra đâu! Giấc mộng của ông Đỗ Cân và Nhã Trân ngày nào đang được Gia Văn và Khả Khâm dệt. Cầm điếu thuốc trên tay đưa cao, nhìn đốm lửa cháy đỏ ông nói to:
- Chúc mừng cho hai đứạ
Tiếng nói của ông Cân vang trong căn phòng thật to khiến chính ông cũng giật mình. nhìn quanh ông bất giác mỉm cười ảo nãọ
o0o
Văn dìu Khâm chầm chậm trên phố. Mưa đã dứt hột, ánh trăng len lỏi qua làn mây mờ. Khâm nhìn mấy cánh sao trời lấp lánh. Tuy mây xám còn đặc, nhưng đã bắt đầu tan, Khâm nói:
- Ngày mai sẽ có nắng.
- Em có giờ học không?
- Mai à? có chứ
- Tiếc quá, bằng không chúng ta sẽ đi chơi với nhaụ
- Mấy thắng cảnh gần đây chơi đã ngấy đâu còn chỗ nào nữa đâu, ngoại trừ ...
- Ngoại trừ gì?
- Bắt chước Viễn ... đi săn.
Văn ngần ngừ một lúc, rồi mắt sáng hẳn lên, xiết chặt tay Khâm chàng nói:
- Khâm, em có sáng kiến hay, chúng ta sẽ tổ chức một đoàn săn bắn rồi nhờ Viễn dẫn đường, biết đâu lại chẳng bắn được heo rừng phải không em? Gia Linh mà nghe được ý kiến này, chắc chắn con nhỏ sẽ thét lên cho xem.
- Coi kìa, mới có gió thôi mà nghe anh cứ tưởng như đã mưa rồi, việc đâu có giản dị như vậỷ
- Đúng thế, chúng ta phải tính toán thật kỹ. Xem nào, vào dịp nghỉ tết leo núi ba ngày thì tuyệt, chỉ ngại mấy cô kham khổ chẳng nổi thôị
Khâm cười:
- Chưa chắc anh giỏi hơn tụi đàn bà con gái chúng tôi nhé.
Văn xiết chặt vai Khâm khiến nàng đau muốn thét lên. Văn nói:
- Em nói thế là saỏ Sức mạnh của anh như thế này có hơn đàn bà con gái không chứ?
- Hừ!
Khâm ngẩng đầu lên, ánh đèn đường soi sáng gương mặt Văn, một gương mặt đẹp pha lẫn một ít nét đằm thắm của con gái với một tí nét trẻ thơ hơn là đàn ông.
Nhìn khuôn mặt Văn đang giận dỗi nàng thấy rõ trẻ con của người yêụ Văn với Khâm đều trưởng thành trong sự nuông chiềụ Từ thủa nhỏ từ lúc hiểu chuyện giữa mẹ nàng và cha Văn, nàng biết rằng rồi đây mình sẽ lấy Văn. Nàng cũng yêu Văn, nhưng nàng biết rằng trong tình yêu đầm ấm kia không chỉ đơn thuần là tình yêu trai gái mà nó còn có cả một thứ tình mẫu tử. Đôi lúc nàng vô tình chọc tức Văn, rồi lại vỗ về, chiều chuộng, và những lúc đó, nhìn nụ cười tinh nghịch trên môi Văn, lòng Khâm lại dâng lên một tấm lòng quảng đại của bản tính đàn bà. Mỉm cười, xoa nhẹ phần vai bị bóp đaụ Khâm nói:
- Anh Văn, mẹ anh chắc đẹp lắm phải không?
- Tại sao em lại nghĩ đến mẹ anh thế?
Khâm thật thà:
- Vì anh đẹp trai, đôi khi em nghĩ rằng nếu anh có được đứa em gái cùng cha cùng mẹ. Chắc nó đẹp hơn Gia Linh nhiềụ
- Khâm, em đừng nói điều đó cho Gia Linh nghe nhé, nó chưa biết nó và anh chẳng phải cùng một mẹ sinh rạ
- Em bao giờ lại nói chi ba cái chuyện đó cho Linh nghẹ
Khâm cảm thấy sung sướng, khi biết Văn thương Gia Linh như đứa em ruột. Trên đời này thật hiếm thấy những anh em cùng cha khác mẹ lại biết thương nhau như thế nói chi là mẹ của Gia Linh lại có một dĩ vãng hơi bê bốị Đêm thật yên, trên đường dài hun hút, bóng hai người ẩn hiện trên mặt lộ. Chẳng mấy chốc, họ đã đến trước cửa nhà Khâm.
Cha Khâm nguyên là giáo sư bậc đại học nên nhà trường cấp nhà cho trú ngụ. Đến khi cha Khâm mất đi, nhà trường thấy tội cảnh góa phụ con côi nên không nỡ thu hồi lại nhà. Căn nhà kiểu nhật bản nhỏ nhắn. có chiếc sân nhỏ đến đỗi không thể nhỏ hơn được, trồng mấy cây cau và hoa dâụ Khâm lấy chìa khóa mở cổng, Văn vịn tay lên chấn song đăm đăm nhìn người yêụ Khâm nói:
- Thôi về đi anh, tối rồị
- Một phút nữạ Văn đặt tay lên vai Khâm mắt vẫn không rời Khâm.
- Hử?
- Khâm!
- Gì anh?
- Anh chỉ muốn gọi tên em mãi thế nàỵ
- Anh thật khùng!
Khâm cười, quay lưng định buớc vào sân, Văn kéo lại:
- Khoan chờ một tí.
- Gì nữa anh?
- Hãy cho anh biết, em yêu anh bao nhiêủ
- Bây giờ mà anh không về ngay thì trời sáng cho xem.
- Có sao, anh sẽ ở lại đây nói chuyện với em cho tới sáng.
- Đừng có điên, tối mai gặp nhau nữa rồi, anh làm gì mà như đến phút sinh ly tử biệt thế?
Văn ảo não đưa tay xoa mặt, nét mặt thật ngây ngô, ngây ngô một cách dễ thương, anh chàng thở dài:
- Anh chết mất Khâm ạ, lúc gần đây anh thấy không thể rời em được nữa, xa em một phút là lòng anh xốn xang.
Khâm vỗ về:
- Thôi đuợc rồi, anh về đi, trời sắp sáng rồi đấy!
Văn quay lưng lại:
- Thôi được rồi, tôi về, nếu cô đuổỉ
- Vâng em đuổi anh đấy!
Khâm cười dòn toan bước vào nhà, cánh cổng đóng lại, tiếng Văn bên ngoài vọng vào:
- ái da! Cửa nhà cô kẹp dính ngón tay tôi rồị
Khâm hoảng hốt vội mở cửa ra:
- Đâu, trúng đâủ
- Đây này, Văn đưa tay chỉ vào lồng ngực mình.
Khâm hứ một tiếng, rồi đóng cửa lạị Cửa đóng xong nàng không vội vào nhà, đứng nhìn qua khe hở cho đến lúc bóng dáng Văn thất thểu bước đi mới thở phào, và quay lưng lại bước vào nhà.
Bước khỏi bực tam cấp, Khâm rón rén đi về phía phòng mình. Căn nhà này chia làm ba gian, gian trước là phòng khách, hai gian sau được dành làm phòng ngủ của Khâm và phòng ngủ của mẹ nàng - Bà Nhã Trân. Vừa bước được mấy bước, Khâm đã nghe thấy tiếng mẹ gọị
- Khâm, con mới về đó hả?
- Vâng! Mẹ chưa ngủ à?
Khâm quay vào phòng mẹ, vén mùng lên, ngồi xuống:
- Con về hơi khuya quá, nhưng Noel mà mẹ.
- Ai đưa con về? Có phải thằng Văn không? Bà nhã nhặn hỏi, bà chăm chú nhìn con qua ánh sáng trăng.
- Vâng anh ấy đưa con về.
- Sao không bảo nó vào nhà chơị
- Khuya quá rồi, bác Cân có gửi lời hỏi thăm mẹ.
- Thế à?
Bà Nhã Trân hơi ngỡ ngàng. Đỗ Cân? Cha của người yêu của Khâm hỏi thăm à? Lòng bà dâng lên một thứ tình cảm bâng khuâng:
- ông ấy cũng vui chơi với các con à?
- Dạ không bác ấy đi đến khuya mới về, bác ấy để cả gian nhà cho chúng con mặc tình đón tiếp bạn bè. Khâm chậm rãi cởi vớ - Con thấy bác Cân tế nhị ghê đi à.
- Bác ấy à? khỏi phải nóị
Khâm tựa mặt vào sát mẹ.
- Mẹ ơi con với anh Văn định dịp lễ nghỉ mùa đông năm nay sẽ làm lễ đính hôn, mẹ bằng lòng không??
Bà Nhã Trân thở phào:
- Ờ, hay lắm, mẹ đợi chờ ngày giờ này đã lâu lắm rồi!
Khâm nói nhỏ:
- Mẹ ơị Mẹ thật là tuyệt, con có một điều muốn nói cho mẹ haỵ
- Điều gì đó con?
- Con vui lắm, con sung sướng lắm! Nhảy xuống giuờng, nàng nóị - Thôi mẹ ngủ ngon giấc, con đi ngủ đây!
- Nhớ đóng cửa sổ nhé con!
Bà Nhã Trân dặn với theọ Bà nhìn theo dáng con, cửa đã khép lại, bất giác bà thở dàị Rồi sau cùng Khâm cũng lấy Văn, thằng bé đẹp trai dễ thương, lại là con của Đỗ Cân! Nghiêng nguời vào trong, mắt nhắm lại, nhưng bà biết bà sẽ không thể ngủ được. Bao nhiêu năm qua rồỉ Thuở xưa Đỗ Cân cũng là một gã thanh niên đẹp trai, chỉ tội cái nghèo, ở trọ trong nhà bà. Lúc bấy giờ Nhã Trân cũng là đứa con gái mơn mởn cứ tìm cớ để đi ngang qua phòng của Đỗ Cân, tới lui để thích thú với cái nhìn theo như ngây dại của gã con trai ... Bà Nhã Trân chợt nhắm mắt lạị sao vậỷ Sao ta cứ nghĩ vẩn vợ Khâm, đứa con gái dễ thương, nó nói cái gì ban nãỷ?
- Con vui lắm, con sung sướng lắm.
Con người hưởng được nhiều niềm vui, có người suốt cả đời người chưa hề biết thú vui là gì. Khâm, Mẹ mong con sẽ mã mãi được sung sướng. Những giọt lệ đọng trên mị Con người càng già, càng yếu đuối, vô dụng làm sao!
Bên kia vách giấy, Bà Nhã Trân nghe tiếng hát khe khẽ của Khâm vọng qua:
Con thuyền nhỏ lên đênh trên giòng nước
Thuyền mang theo giấc mộng đẹp, như thơ
Qua bao nhiêu bờ bến với sông hồ ...
Viễn lăn người qua bên, miệng lẩm bẩm rồi úp mặt vào gối tiếp tục ngủ.
- Anh Viễn, anh Viễn!
Tiếng gọi cứ léo nhéo bên tai, Viễn lại lăn trở qua bên khác. Giấc mộng chập chờn. có đôi mắt đen mở to van xin:
- Đưa em đi, anh Viễn! Hãy đưa em trốn đị
Đưa nàng đi trốn đỉ Cha mẹ? Gia đình nàng?
... Khói lửa chập chùng, cảnh hỗn loạn, chiến truờng ... Đưa nàng đi đâủ đi đâu ...
- Anh Viễn! anh Viễn!
Tiếng léo nhéo tiếp tục vang bên taị Viễn nghe cả tiếng càu nhàu của chính mình. Thật đáng ghét!
Trên đời không có gì đáng bực hơn là đang ngủ ngon giấc mà bị phá đám. Giấc mộng của Viễn đang tiếp tục biến thái, chàng mơ thấy mình đang đi săn. Một chú gấu đang đứng cách xa mấy thước. Ghì chặt súng, nhắm kỹ ... một vật gì mềm mềm len nhẹ vào mũi, nhột quá! Có người lắc mạnh vai, khiến mục tiêu bị lệch đi "ách xì". Viễn nhảy chồm lên, hét:
- Đồ quỷ, làm gì thế??
- Anh Viễn, em đây mà!
Đưa tay nắm ngay vật gì đụng ngọ ngoạy nơi mũi: Chiếc bím nhỏ! Vội vàng mở mắt ra Viễn chạm ngay khuôn mặt của một bé gái khoảng 8, 9 tuổi đang mỉm cuời với chàng. Viễn lúc lắc đầu, xua đi cơn mê ngủ. nhà Viễn có khách kìa!
Viễn nhảy xuống giường. Gian phòng ngập nắng chóị đôi mắt của Viễn hấp háy khó chịụ Sau giấc ngủ dàị Viễn thấy mình thật sung sức. Chàng hỏi:
- Nào cô bé thắt bím, mới sáng sớm mà cô phá giấc ngủ của tôi làm gì?
- Có khách đến tìm anh, nội bảo vào đánh thức anh dậỵ
Viễn nhăn mặt:
- Khách à? đàn ông hay đàn bà?
- Đàn ông.
- Đàn bà thì còn có thể được chớ đàn ông gọi tôi làm gì?
Tuy nói thế nhưng Viễn vẫn lấy chiếc quần và áo thung vắt nơi đầu giường mặc vào:
- Thôi được rồi, bé ra ngoài mới ông khách đó vào đây! Bà nội bảo phòng anh bê bối quá sợ khách vào người ta cười anh nên nội đã mời vào phòng khách rồị
- Sao cô lôi thôi quá vậỷ? Phòng tôi thế này mà bẩn à?? Thử tìm xem có gian phòng của ai sạch hơn không??
Bé thắt bím tròn xoe mắt nhìn khắp phòng. Trên nền nhà bừa bãi sách báo ngoại quốc, trong nước, thước kẻ giấy vẽ, họa đồ, màu bột. dụng cụ hội họa ... với mấy món đồ lạ lùng mà nó không biết tên, hỗn độn trên bàn. Trên giường thì khỏi phải nói, mùng mền chiếu, gối, quần áo ... nhầu cả lên. Đó là chưa kể trên vách căng tứ tung mảnh da thú mà Viễn đã săn được. Bé thắt bím trề môị
- Anh Viễn quê quá.
- Quê hả?
Viễn nhại cô bé thắt bím xong nâng bổng cô bé lên vai, cô bé thích chí cười khanh khách.
Bước chân ra khỏi phòng thì gặp bà nội của bé Tâm, tên của cô bé thắt bím, mặt mày cau có. Viễn đặt bé Tâm xuống:
- Chào bà ạ.
- Coi chừng té gãy xương con nhỏ bây giờ. Lại cũng không chịu ăn mặc cho đứng đắn, có ai tìm kìa, đi rửa mặt nhanh lên để tiếp khách chứ!
Trước thái độ chăm lo của bà lão, Viễn nhún vai, giả vờ thở dài:
- Phải rửa mặt rồi mới tiếp khách được ử Khổ quá!
Viễn nói xong chuồn vào nhà rửa mặt, bà lão nhìn theo cái bóng cao lớn khuất ở sau cửa, lắc đầu mỉm cười đôn hậụ Bước vào phòng của Viễn, bà nhìn quanh tứ phía, rồi càng lắc đầu hơn. Bà lục tung đống chăn lên, tìm thấy bộ quần áo và bít tất dơ bỏ thành đống. Thay mấy cái áo gối dơ, xếp gọn chăn giuờng lại trong khi đó dưới nhà bếp, tiếng Viễn dặn bé Tâm oang oang:
- Cô lên bảo nội cô đừng đụng chạm đến đồ của tôi kẻo làm mất trật tự của tôi thì nguy đấy!
Bé thắt bím đứng ở ngạch cửa cười hì hì:
- Nội ơi anh Viễn bảo nội đừng dọn dẹp cho ảnh kìa!
- Hả? bà lão hỏi mà không quay đầu lạị miệng cằn nhằn - Bộ tưởng tao phá rối sao, như thế này có thể gọi là gian phòng được à?? nếu ba ngày nữa mà cứ để vầy, rồi thằng Viễn nó sẽ bị chôn lấp luôn không chừng. Quay đầu lại, bà gọi bé Tâm - Tâm ơi! con đi mang thùng nước cho bà!
Viễn rửa xong mặt bước ra, nhìn quang cảnh trên chàng chỉ còn biết thở dài:
- Căn phòng của ta hôm nay gặp đại họa rồị
Bà lão dọn dẹp thật nhanh chóng, bà gom tạp chí rơi vãi trên nền gạch dồn đống vào một chỗ, Khiến Viễn phải kêụ
- Coi chừng cái họa đồ thiết kế của tôi nhé:
- Cậu không ra tiếp khách đi, còn đứng đó làm gì? yên tâm đi tôi không làm hư đồ đâụ
Viễn quay người lại, trề môi thè lưỡi ra với bé Tâm đang đứng ngay ngạch cửa, khiến cô bé phải phì cuờị Viễn bước nhanh ra phòng khách.
Văn đang ngồi trên ghế mây xem báo với dáng dấp thật nhàn rỗị Tờ báo đặt trên đùi, những ngón tay thừa gõ nhịp trên kỷ trà. Viễn thét to:
- ê Văn, mày đấy à? Tao không ngờ là màỵ saỏ? Làm gì mà mới sáng ra đã đến đây thế?
Văn nhìn vào đồng hồ:
- Gần 9: 30 rồị
- Đêm qua tao phải thức đến nửa đêm. Mày không biết triết lý sống của tao là khi làm việc ta phải làm việc hết mình, khi chơi là phải chơi chết bỏ. Vì vậy khi ngả lên giường ngủ mà chưa thấy đã là tao phải ngủ tiếp cho đến khi nào hết buồn ngủ thì mới thôị Saỏ? có chuyện gì thế?
Văn cười hì hì.
- Quan trọng lắm!
- Chuyện gì?
- Tao vâng lệnh nàng đến yêu cầu mày làm ơn tổ chức một cuộc đi săn.
Viễn kinh ngạc.
- Đi săn?? Thế ai muốn đi săn thế?
- Tụi tao chứ aị Khâm này, Tường Vi này ... Tóm lại là cả đám tụi mình.
Viễn mở to đôi mắt nhìn Văn, một lúc mới nói:
- Có phải các bạn nghĩ hết ra trò chơi nào khác nữa rồi phải không? Đi săn?? Cá bạn tưởng như vậy là kiếm một mô đất nào bò lên chơi rồi nhắm bắn vài con chim hay sẻ hay là chui vào rừng vào núi săn thú dữ?
Văn chận lờị
- Phải vào trong núi săn chứ! Mày không biết chứ kể từ đêm giáng Sinh, mấy cô trong buổi dạ hội hôm ấy ai cũng say mê chuyện đi săn bắn hết, nhất là Gia Linh, nó bồn chồn hối hả coi việc đi săn như chyện chẳng đặng đừng. Vì vậy tụi tao định nhân dịp tết nguyên đán được nghỉ lễ sẽ tổ chức một cuộc săn bắn thật vĩ đạị
- Thật vĩ đại à? Viễn cười thú vị, chàng nâng ly nước vừa mang đến cho Văn rồi uống cạn.
- Thế nào là vĩ đạỉ? có phải bạn định cưỡi ngựa, dẫn theo chó săn như những nhà quý tộc ở âu Châu hồi thế kỷ 18, rồi thả những con nai đã nuôi cẩn thận ra, để nó lởn vởn quanh mình để cho tụi công tử, tiểu thơ nổ một, hai phát súng cho đỡ ghiền. Rồi khi chú nai kia ngã xuống, quý tiểu thơ như cô Khâm, Tường Vi được dịp biểu diễn một màn ngất xỉụ
Văn nhăn mặt.
- Người ta nói chuyện đứng đắn mà mày cứ làm như chuyện đùạ bộ mày tưởng chỉ có một mình thằng Viễn nhà mày độc quyền săn bắn thôi saỏ Tính mày cái gì cũng được trừ có cái kiêu hãnh là bọn tao không ưa nổi mà thôị
Viễn cười, chàng bước đến song cửa sổ, nhìn ánh nắng xuyên qua mặt kính lấp lánh trên áọ Trên chiếc môi lệch của chàng, nụ cười còn phảng phất. Cầm chiếc radio nhỏ đặt trên kỷ trà lên vặn nút, tiếng hát thanh thoát bản lời cầu nguyện của người con gáị Nguyện cầu cái gì chứ?
- Thôi được rồi, nếu tụi mày thích thì tao xin vâng vậỵ Tao sẽ giúp hết sức tao, chỉ sợ các cô chịu không thấụ Đường núi không dễ đi như óc tưởng tượng của các bạn đâu, gặp khúc có đường mòn không nói gì? gặp chỗ không có đường mòn tính rút lui thì nản lắm.
- Mày cứ yên tâm, Khâm với Gia Linh đâu phải thuộc loại tiểu thợ Vấn đề ở đây chỉ ngại là Tường Vy, nhưng theo tao biết, thì chắc cũng không đến nỗi nào đâụ Tóm lại nếu có gặp nơi nào có đường mòn thì ta đi, không có thì ta mở đuờng chớ có gì đâụ
Viễn cười xòạ
- Nói dễ nghe lắm, à các bạn đã định leo núi nào chưả?
- Mày chọn đi, tốt nhất là đừng quá cao và gần Đài Bắc là được rồị
Viễn nhìn máy phát thanh trong tay, đó là chiếc máy có hình dạng của chiếc đàn Piano, bên trên có cô gái đang khiêu vũ theo tiếng nhạc chàng nói:
- Thế này nhé, gần thác ô Lai có ngọn núi Ba Lộ, cao khoảng một ngàn thuớc, Nếu đến đấy mà chưa thấy mỏi, chúng ta có thể leo qua núi Bảo Sơn.
Văn hỏị
- Nơi đó có thú rừng không??
Trừ Gấu ra, con gì cũng có cả, từ nai, vượn, chồn, heo rừng, phi thử (một loài chuột có cánh giống như dơi to lớn), hươu, vân vân, nơi đó thú rừng xuốt hiện thường xuyên và là khu rừng săn bắn của bộ lạc Thaiyeluon. Có một điều là đường khó đi lắm, liệu các cô có kham nổi không chứ?
- Tao nghĩ chắc cũng không thành vấn đề, nhưng dù sao cũng để tôi hỏi lại các cô ấy xem saỏ liệu sức chịu đựng nổi thì đi bằng không thì thôi vì không thể bỏ cuộc ngang xương được.
- Được rồi, vậy anh về chuẩn bị đồ đạc đị Nếu đi ba ngày phải chuẩn bị thức ăn đủ cả ba ngày, vậy tối thiểu mỗi nguời phải mang ít nhất là 15 ký.
Văn nhảy lên.
- Cái gì? còn phải mang theo đồ đạc nữa saỏ
- Không mang theo rồi lên núi lấy gì ăn, lấy gì để che ngủ chứ?
- Vậy phải mang theo những gì mà tới 15 ký lộ
- Mang theo mùng, nóp, nồi niêu soong chảọ gạo, bánh mì, cải xanh, dầu muối, tương, bột ngọt, dồi, thịt khô, rượu, đèn chai, kim chỉ ...
Viễn nói luôn một hơi khiến Văn trố mắt ra tưởng rằng Viễn đang trêu mình, nhưng khi thấy gương mặt Viễn vẫn nghiêm trang chàng mới hiểu rằng Viễn nói thật. Không nhịn đuợc Văn hỏi:
- Viễn tụi mình đi săn chứ đâu có phải đi tản cư hay đi mở tiệm cơm mà phải mang đủ thứ như vậỷ Rồi tại sao lại phải mang theo cả kim chỉ nữa chứ??
- Mày không hiểu gì cả, đó là tao chỉ mới kể sơ những vật cần thiết thôị Nếu không mang nước mắm, dầu lửa, dấm ớt ... Thì lên núi mày lấy cái gì mà ăn? Các cô đã kén ăn mà mày cũng quen nếm thức ăn ngon. Còn nếu mày chẳng chịu mang theo kim chỉ, khi lên núi, cỏ gai làm rách quần áo mấy cô, mày lấy gì để mà vá lại chứ?
Văn kêu lên:
- Thôi được rồi, còn cái gì nữa không?
- Còn nữa chớ, đã đủ đâu, phải mang theo dầu nóng, băng keo, băng vải, thuốc men ...
Văn thở dài thườn thượt cắt ngang:
- Trời ơi, bây giờ bạn định mở bệnh viện trên núi nữa saỏ
- Nếu chỉ một mình tao thì tao không cần mang theo mấy món đồ đó, còn mày mang theo cả một đoàn tiểu thơ như vậy, nếu có một người nào đó chẳng may bị thương thì saỏ Để khỏi phải quên, tốt nhất mày nên ghi ra giấỵ Văn móc viết và quyển sổ tay ra, Viễn tiếp tục kê:
- Dao nhỏ, dây thừng, đuã, chén, đồ hộp, đồ mở hộp. mỗi người phải mang đủ áo lót, áo ngoài, áo lạnh, bàn chải đánh răng, khăn mặt. Nhớ mang theo quần dài, giày bố và găng taỵ
Văn ngao ngán.
- Hết chưả
- Chưa, còn phải mang theo thịt bò khô, hạt dưa, đậu phụng, ô mai, kẹo, đậu hũ, sữa bột, cà phệ
- Trời, mang theo mấy món ăn chơi đó để làm gì?
Viễn cười:
- Để cho cuộc chơi thêm vuị Văn, tao nói cho mày nghe, không chơi thì thôi, nếu chơi phải chơi cho tớị Mày thử nghĩ đến cảnh đêm xuống chúng ta dựng lều bên bờ suối, đốt lửa lên pha cà phê, ăn bò khô, cắn hạt dưa rồi ca hát, nói chuyện với nhau thì thú vị đến thế nàọ
- Thôi được rồi, có mày thì kể như chu đáo tất cả.
- Tao chưa nói hết mà, còn những món quan trọng nữa như mang theo đạn, radio transistor, khẩu cầm, nhang muỗi, đèn pin, đèn cây hay đèn bão ...
- Trời ơi, gì mà lắm thế?
- Sao, sợ rồi à? Sợ thì đừng đi, còn muốn đi phải mang đủ tất cả thiếu một món cũng không được
Văn vội đính chính:
- Không, không phải tao sợ, nhưng đồ đạc nhiều như vậy rồi làm sao mang hết?
- Thì mang trên vai, tao sẽ đi tìm mấy cái sắc lưng lớn cho mỗi người mang một cáị Súng đạn, túi ngủ, lều tao lo cho, còn mấy món kia các bạn lo hộ, thức ăn càng nhiều càng tốt, leo núi dễ đói lắm. áo ấm phải nhớ mang theo, vì khí trời trên núi lạnh hơn ở dưới đây nhiềụ
Văn chau mày ủ dột:
- Theo tao, mấy tiểu thơ kia kéo được thân xác lên tới núi cũng là chuyện quá lắm rồi, thế mà còn đòi họ phải mang đồ đạc trên vai nữa tao sợ rồi sẽ có màn cả người lẫn vật lăn đùng xuống núi mới khổ chứ!
Viễn nhếch mép, chàng định đứng tựa lưng bên khung cửa, tay nghịch nghịch với chiếc máy hát, đôi mắt vẫn không ngớt nhìn Văn một cách thú vị.
- Có biện pháp khác, là nếu tụi bây định chơi sang, không muốn mang đồ đạc nặng thì có thể chi một ít tiền mướn đồng bào sơn cước khuân đồ và dẫn đường.
Văn mừng rỡ.
- Đúng rồi, ta mướn đồng bào sơn cước khuân giúp đồ thì đâu có gì khó khăn nữa đâủ Sao mày không nói sớm một chút có hơn không? Bây giờ có mang thêm bao nhiêu đồ đạc tao thấy cũng không ngạị Được rồi, vậy thì quyết định sáng mồng một tết khởi hành. Mày lo phần mày, còn tao lo phần taọ
Viễn gật đầu:
- Được rồi, nhưng mày nhớ đi mượn một chiếc xe bốn bánh để chở đồ đạc đến ô Lai, vì tới đấy mới mướn được đồng bào sơn cước.
- Xe à! chuyện đó đâu có khó khăn gì? Cứ đi mướn một chiếc xe du lịch là có ngaỵ
- Thật là có tiền mua tiên cũng được!
Viễn nói lầm thầm, chàng đặt chiếc máy hát trở lại kỷ trà. Văn không nghe rõ, hỏi lại:
- Mày nói gì?
- Không, ăn sáng chưả Nếu chưa thì dùng chung với tao, mặc dù ăn cơm tháng của bà chủ, nhưng lâu lâu có thêm một phần ăn của mày chắc cũng không saọ
- Tao ăn rồi, mày cứ tự nhiên, tao cũng có việc phải đi làm, bà chủ coi bộ cũng quý mày lắm:
Viễn cười:
- Tốt thì cũng tốt nhưng lắm khi cũng thật bực mình, lúc nào cũng đòi sắp thứ tự lại những món đồ trong phòng taọ Và mỗi khi có bạn gái đến thăm là tao được một chầu "moral".
Văn cười đứng dậỵ
- Thôi, vậy là xong rồi, sáng mùng một khởi hành, bây giờ tao còn phải đến nhà của Tường Vi để đưa thơ của Khâm cho cô ấỵ
Đến ngạch cửa, xỏ giầy vô chân, Văn đứng dậy hỏi tiếp:
- ê Viễn, mày thấy Tường Vi thế nàỏ
- Trắng trẻo, dễ coi, sao mày muốn nói gì?
- Tao muốn giới thiệu cô ấy cho màỵ
Viễn nghe xong cười lớn:
- Thế à! Thế sao mày không giới thiệu em gái mày cho tao nhỉ?
Văn ngạc nhiên:
- Gia Linh hả? Nhưng có thật là mày thích nó không?
Viễn lại cười vỗ nhẹ lên vai bạn.
- Nói chơi đấy mà. Văn, không lẽ mày không hiểu tao saỏ Hồi nào tới giờ có bao giờ tao chú ý mấy chuyện đó đâụ
Văn lắc đầu:
- Mày, thật lạ lùng, nhưng dù sao tao cũng không tin mày gỗ đá mãi thế được, rồi một ngày kia mày sẽ động lòng.
Viễn nhún vai:
- Động lòng à? Lúc nào tao lại chẳng động lòng!
- Tao muốn nói một thứ động lòng chân chính, một thứ rung động vì tình yêu, một thứ mà vì nó mày phải bỏ con người ngày nay của màỵ
Viễn tiếp lời:
- Để sống vì tình như trong tiểu thuyết luôn ca ngợi đó phải không?
- Đúng.
- Vậy thì, Viễn cười nhẹ - Rồi sẽ có ngày đó ... nhưng người đó là aỉ
Người đó là aỉ Vâng, chuyện đâu giản dị được. Văn nhìn khuôn mặt tự mãn của Viễn phải lắc đầu ngao ngán. Cái con người này, ta không bao giờ hiểu nổi hắn, khó mà biết rằng hắn là người đa tình hay là người vô tình. Rồi sẽ có một ngày - nhưng ai có thể chinh phục được hắn?
Bước ra khỏi cửa, quay đầu lại vẫy chào Viễn, bức tượng đồng, xong Văn đến nhà Tường Vị
Tường Vi ở trong cư xá công nhân. Một nơi ẩm thấp, lầy lội, và những dãy nhà được cất theo kiểu Nhật Bản. Hai ba chục căn chen nhau trên thửa đất nhỏ. Mỗi nhà cách nhau bằng nhũng tấm giấy carton mỏng mà trẻ con hay nghịch ngợm khoét bao nhiêu lỗ nhỏ to trên ấỵ Nhà này có thể nhìn suốt qua nhà kia khá dễ dàng. Mỗi khi Tường Vi có khách là nàng phải thấp thỏm âu lọ Để khách buớc qua chiếc sân đầy bùn, rồi phải đi qua bao nhiêu con mắt soi bói của đám đàn bà con nít trong xóm rồi mới tới nhà nàng. Càng bực bội hơn khi phải chịu đựng đôi mắt dò xét của bà chị dâu của Tường Vị Khi Văn từ giã ra về, Vi mới thở phào nhẹ nhõm.
Mở bức thư của Khâm ra xem, không lạ hơn là những câu hỏi tại sao suốt ngày qua không đến trường và dặn nàng nhớ buổi săn bắn và không được viện bất cứ lý do nào để từ chốị
Đặt thơ xuống, Vi thừ người rạ Lên đại học đã là việc chị dâu châm biếm dằn vặt, bây giờ lại đi săn bắn không biết bà ấy còn nói tới đâu nữạ Ngồi co ro nơi mép giường, trong chiếc phòng chật hẹp, Vi đăm đăm nhìn chiếc đèn bàn.
- Không có việc gì đến thăm cô không được à? Thằng hồi nãy đến đây là bạn học cô phải không?
Tường Vi luống cuống:
- Dạ không anh ấy học ở Đại Học Đài Bắc ạ.
Đôi mắt chị Lý quét mạnh vào người Tường Vi:
- Ở Đại học Đài Bắc hả? nơi đó con nhà giàu học không à, cũng ngon lành quá nhỉ! Hôm Noel nó đưa cô về, hai người có vẻ thân mật quá.
Tường Vi vội đính chính:
- Chị đoán lầm rồi, hắn không phải là bạn em, hắn là bồ của bạn em mà.
Chị Lý trề môị
- Eo ôi, có chuyện gì đâu mà phải mắc cở, trai lớn lấy vợ, gái lớn có chồng, có bạn trai là một điều đáng hãnh diện chứ sao, chị tội là ông anh cô cứ mải lo chuyện quán xuyến, tôi sớm biết chắc rồi cô sẽ tìm được người vừa ý. Sinh Viên đại học mà, con gái, con trai học chung, lúc rỗi rảnh còn tổ chức khiêu vũ, đi chơi nơi này nơi nọ, còn ...
Gương mặt Tường Vi càng đỏ:
- Chị, em đã bảo hắn không phải là bạn của em mà, hắn sắp làm lễ hỏi với bạn em rồi đấy!
Chị Lý vẫn hỏi tới, mặc kệ lời cô em chồng.
- Nhà hắn làm gì?
Tường Vi thiểu nãọ
- Ai mà biết.
- Đến gia đình người ta mà người ta làm gì cô cũng không biết, thế cô kết bạn với hắn làm chỉ
- Em đã bảo hắn không phải là bạn em mà.
- Không phải là bạn cô đến thăm cô làm gì? Đêm Noel lại đưa cô về đến tận nhà. Cô Vi ơi, cô nói dối với ai thì sao tôi không biết chớ làm sao qua mặt được tôị Chỉ là tội là tội cho anh cô phải nhọc công nhọc sức mà không được việc gì.
Đưa tay vỗ nhẹ đít thằng bé, chị Lý vừa bước đi vừa đay nghiến:
- Người ta thích thư sinh chớ đâu thèm để ý đến lời của kẻ làm anh bao giờ?
Tường Vi nhìn theo chị dâu rồi thở dàị Đóng cửa phòng lại, nàng chưa ngồi yên chỗ là tiếng chị Lý lại vọng vàọ
- Đóng cửa làm gì vội vậỷ ai ăn thịt, ăn cá cô đâu mà cô sợ ở đó mà làm ra vẻ tiểu thơ đài các, trà mời tới tay, cơm dâng tới miệng, còn người ta mới sinh ra là đã phải đi làm tôi làm tớ làm mọi cho mọi nguời saỏ
Tường Vi vội vàng bước ra khỏi phòng, thấy chị Lý đang cho con bú, Tường Vi cười cầu tài:
- Xin lỗi chị, em vô ý đóng cửa hơi mạnh taỵ Hôm nay không có bài làm, để em phụ chị đi chợ nhé.
- Thôi, thôi được rồi, đâu ai dám làm nhọc tiểu thơ, Chị liếc mắt nhìn Tường Vi cười tiếp.
- Càng ngày cô càng đẹp ra, hèn gì mấy ông sinh viên chẳng theo sao được.
Tường Vi bực tức.
- Chị!
- Thôi được rồi, tôi hỏi cô, vậy chứ hôm trước ông chủ sự Trương, người mà anh cô mời đến dùng cơm đó, cô thấy saỏ Ưng ý hay không?
Tường Vi giật mình ngẩng đầu lên trời, lão Trương à! Cái thằng cha sói đầu, mắt chim ụt đó à! Không lẽ anh nàng lại muốn mai mối cho nàng saỏ Làm sao có chuyện như vậy được? Tường Vi mở to đôi mắt ra nhìn gương mặt dài của người chị dâu ngạc nhiên đến độ thốt ra không thành tiếng.
- Saỏ Cô Vi, cô đừng tưởng người ta đứng tuổi, ông ấy chỉ mới trên ba mươi thôi, người thật thà, chỉ có một đứa con trai năm tuổi thôị Làm vợ kế cho ông ấy cũng đâu đến nỗi nàọ Đời bây giờ họ đâu có nói chuyện đó nữa, gặp người càng đứng tuổi càng được chiều chuộng có sao đâủ
Tường Vi nói như van xin:
- Chị! nói chi ba cái chuyện đó sớm quá, em còn đi học mà.
- Đi học? Hứ! Đi học để làm gì chứ? không phải sau cùng rồi cũng phải lo việc gia đình con cái ư! Người ta gì cũng là chủ sự lại còn có chút đỉnh vốn liếng, đâu có lỗ lã gi, còn hơn là lấy một thằng học trò trắng tay!
Tường Vi tức đến độ muốn chảy nước mắt:
- Chị! chị đừng nói đến mấy chuyện đó nữa được không?
Chị Lý giận dữ:
- Hừ, đừng nói! Có phải cô không ưa người ta phải không? Biết vậy ai thèm nhọc công làm gì, thật vô ích. Sinh Viên đại học! Hứ! mới nứt mắt ra là đã sang trọng rồi mà.
Chị Lý đứng dậy, đặt con vào nôi, xong xách chiếc giỏ ở góc nhà lên, Tường Vi rụt rè đến cạnh:
- Em đi chợ cho chị!
- Không dám! Cám ơn tiểu thơ, tôi còn một chậu quần áo chưa giặt trong kia kìa, đâu có thì giờ mà nói chuyện vớ vẩn. Để tôi đi chợ, cô ở nhà làm tiểu với thợ
Tường Vi nhìn theo chị Lý thở dài, nàng bế cháu lên đặt vào xe đẩy xong bước vào nhà sau lẳng lặng giặt một chậu đầy ăm ắp. Chị Lý bao giờ cũng thái độ và lời nói như thế để phân phối công việc cho nàng.
Khăn trải giường phủ đầy bọt xà bông, mỗi một chiếc bọt là một cơn mộng, Tường Vi gục đầu nhìn xuống, mắt mờ lệ.
Con người ta sinh ra kông hiểu để làm gì? Có phải chăng là vì giấc mộng kiả Nhìn những chiếc bọt tan dần, nàng thấy như trong mỗi một chiếc bọt đều xuất hiện một gương mặt quen thuộc và những gương mặt ấy cũng dần dần tan biến theọ Cắn nhẹ môi, Tường Vi rơi vào trong cơn suy tư
Một ngày đẹp trời hiếm hoị ánh nắng suởi ấm từng trái tim mọi ngườị Viễn mang một chiếc xắc lớn trên lưng cùng ba người đồng bào sơn cước đi trước, kế đến là Khâm, Tường Vi, hai anh em Gia Văn và Gia Linh, và người đi sau cùng là Hồ Như Vỵ Ba người con gái không nguời nào phải mang gì trên lưng cả. Riêng Văn với Vy mang hai xắc nhỏ, trong đựng ít áo quần, chiếc nóp. Chín nguời đi thành hàng một.
Rời khỏi làng Tín Hiền, dọc theo con đường mòn khúc khuỷu, họ bắt đầu bước vào rừng. Tuy đường dốc quanh co, nhưng cũng không đến đỗi khó đi cho lắm, suốt nửa ngày lên xuống dốc đoàn người vẫn chưa gặp trở ngại hay khó khăn nào cả. Gia Linh vui sướng nhìn ánh nắng chói chang, nàng thở thật dài và nói:
- ông anh chỉ khéo lo, đường khó đi, nguy hiểm đến thế này là cũng chứ gì!
Viễn đi truớc quay đầu lại nói:
- Đừng nói sớm quá, chúng ta chưa bắt đầu lên núi đâu:
Tường Vi ngạc nhiên:
- Saỏ chúng ta chưa lên đến núi à? thế bây giờ chúng ta đang ở đâu đâỷ
Viễn đáp:
- Đang ở nơi đất bằng, đi thêm một độ nửa tiếng nữa là qua sông mới bắt đầu leo núị
- Thế à!
Khâm có vẻ ngẩn ngợ Hôm nay Viễn mặc một chiếc áo hoa sặc sỡ tay dài, quần cao bồi bó sát chân, đôi dày leo núi nặng nề, trên lưng lại gánh thêm một cái xắc lớn và một khẩu súng săn. Tất cả đều vững vàng trên người Viễn.
- Nóng quá. Khâm nói, nàng bắt đầu bỏ áo lạnh ra khoác nơi tay - Ai biểu phải mặc áo cho nhiều đấỷ
Viễn vội lên tiếng:
- Tôi không nói mặc cho nhiều mà tôi chỉ nói nhớ mang theo thôi, vì đang lúc đi thì nóng nhưng đến lúc đến nơi ngồi nghỉ thì sẽ lạnh ngaỵ
Ba người sơn cước ăn mặc phong phanh, mở nút ngực phơi trần những thớ thịt rắn chắc. Trên lưng, mỗi người đeo một thanh đao to bản, nằm ngang, lấp lánh dưới ánh nắng sáng tươi, cạnh đao là cái sắc nặng nề và súng săn, nhưng bước đi của họ vẫn nhanh, vẫn vững. Tường Vi nhìn tia sáng phản chiếu trên thanh đao thì thầm với Khâm:
- Khâm, bồ thấy thanh đao trên lưng họ dễ sợ không? Nếu đi nửa chừng mà tính hung dữ họ nổi lên, họ quay lại cho mỗi người một đao thì saỏ
Viễn nghe thấy cười xòa, quay đầu lại nói:
- Đừng coi thường giống người dã man đó. Tôi bảo đảm với quý vị họ không ăn thịt người đâu mà lỏ
Khâm hỏi:
- Thế họ dùng đao để làm gì?
- Để mở đường, và nếu chúng ta săn được heo rừng, họ dùng đao để xẻ thịt. Dân sơn cước thích uống máu tươi của heo rừng lắm.
Tường Vi rùng mình:
- Uống máu tươi à? Họ uống bằng cách nàỏ
- Hứng bằng taỵ
Tường vi rụt cổ, làm như đang chứng kiến cảnh uống máu kia không bằng, Viễn cười xòạ
- Dễ sợ thật, thôi đừng nói nữa! Vi nóị
Tiếng Gia Linh bỗng dưng vọng lên:
- Các bạn nói chuyện gì mà vui vẻ quá vậy, cho tôi nghe vớị anh Văn cho em đi đến trước với họ nhé.
- Đừng lôi thôi! chen đến trước làm gì?
Văn gạt phắt đi khi bị Gia Linh lấn suýt ngã. Hồ Như Vy đi sau cũng nói vọng lên:
- Linh, đừng tới trước, ba cô mà tụ lại dễ sinh chuyện lắm, không có ai rảnh rỗi để bảo vệ mấy cô đâu nhé.
Gia Linh quay lại trề môị
- Không ai bảo vệ tôi à? Sức mấy mà anh giữ được tôi chứ? Đừng làm trò để người ta cười rụng răng cửa bây giờ, anh lo bảo vệ cái xắc lưng trên lưng anh kìạ
Vượt qua khỏi mặt Khâm và Tuờng Vi, Gia Linh buớc đến bên Viễn, nắm lấy tay áo chàng hỏi:
- Các bạn đang nói gì vui thế?
Viễn đang bu lu bu loa với mấy ông người sơn cước, phải quay lại:
- Nói chuyện phàọ Tôi hỏi về tập tục của họ đấy mà.
- Họ có những tập tục gì?
Viễn đùa:
- Thích ăn thịt người nướng!
Gia Linh hếch mũi:
- Hứ, đừng đùa!
Ba ông thổ dân có vẻ thích thú trước các cô gái văn minh, họ cứ quay lại nhìn Linh không chớp mắt, những bàn tán của dân phố thị họ coi như không và tiếp tục líu lo bằng tiếng mẹ đẻ của mình trong những chuỗi cười dàị Viễn cũng yên lặng với nụ cười trên môị Một lúc chàng vụt quay sang hỏi Khâm:
- Khâm cô đoán xem họ đang nói gì đấỷ
- Không thể đoán được, họ đang nói gì đấy anh?
- Họ bảo chúng ta quả thật là một lũ ngu đần, khi không rồi lại phí tiền mướn người vác đồ đạc, đi săn như thế, sợ dù có săn được thú đi nữa, cũng chưa chắc bù đủ chi phí ăn uống ngơi nghỉ nữa là trường hợp không săn chẳng được gì cả.
Khâm nói:
- Có lẽ họ lạ lùng ta như ta đã lạ lùng với đời sống của họ. Mà ... anh biết cả tiếng của họ saỏ
Viễn mỉm cười:
- Hiểu chút chút. Họ còn bảo nhau là sau khi có được tiền họ sẽ kéo xuống Đài Bắc làm một màn du lịch.
Văn chen vào:
- Con người thật khác biệt nhau!
Hồ như Vy nghe không rõ, lớn tiếng hỏi:
- Khác cái gì?
Gia Linh hét lớn
- Mặc kệ người ta, sao anh thích chen vào chuyện của người khác quá vậỵ Rồi như khám phá ra một điều gì vui, cô nàng lại nói to - Anh Vy ơi, tôi vừa khám phá ra một điều vui thú lắm. Tên anh có cái trùng hợp lạ lùng. Hồ như Vy mà khi đọc lên cứ tưởng tên anh là Hồ ly tinh không à.
Mọi người cười ồ lên. Vy vẫn không nghe rõ Gia Linh nói gì, nghe mọi người cười, anh chàng càng ngơ ngác:
- Nói cái gì, cười cái gì cho tôi biết để tôi cười vớị
Mọi người càng cười to, cười đến độ khiến ba gã thổ dân phải dừng chân trố mắt lạ lùng, không hiểu đám người thành phố này có điên hay không. Khi tiếng cười chấm dứt. Đoàn người lại tiếp tục bước đị Đám dân sơn cước hứng khởi trước cảnh trên, một người đã rống cổ hát, hai người còn lại cũng góp tiếng. Tiếng nhạc bình dị và lời ca khó hiểu:
- Ou si ba la da! oi si ba na da!
O kha ta ba a hô dang ...
Gia Linh nói như hét:
- Anh Viễn họ hát cái gì đấỷ
- Họ mời gọi mọi người cùng đến khiêu vũ.
Viễn đáp nụ cười thích thú nở trên môi, rồi như bị truyền nhiễm, Viên cũng mở to miệng ra hợp ca với mấy người thổ dân.
- A Sô ba na la to khan ... Ta bo kha ta ba- - Ni na lu ma!
Người thổ dân dẫn đường có lẽ không ngờ một người kinh lại biết hát nhạc của mình. Họ sung sướng quay đầu lại vỗ mạnh vào vai Viễn, và hát to thêm. Trên những gương mặt đen xương xẩu kia tràn đầy sự nhiệt tình, Viễn bị cuốn hút trong tiếng hát, hòa mình với những người dân thiểu số kiạ Khâm bước chậm lại đợi Văn đến, nàng nói nhỏ.
- Bây giờ em hiểu tại sao anh khâm phục Viễn như vậỵ
- Tại saỏ
- Vì hắn có thể hòa hợp trong bất cứ trường hợp nào, hoàn cảnh nàọ
Văn gật gù:
- Ừ hắn quả là con người như thế, khi nào anh gần hắn thế nào cũng bị hắn lôi cuốn, ảnh hưởng.
Đường đi càng lúc càng khó khăn, xuống hết con dốc là đã nghe tiếng nước chảy rì ràọ Trước mắt mọi người là một thác nước hùng vĩ tung bọt trắng xoá. Thác rất cao và thẳng đứng, tiếng nước lại dồn dập như hàng ngàn con ngựa hoang đang tung vó. Trên một tảng đá to giữa dòng, một cành cây run rẩy như đang sẵn sàng rơi tỏm xuống. mọi người dừng lại, Gia Linh đưa mắt nhìn thác nước cao, cô bé thét lớn:
- Đẹp quá! Hùng vĩ quá! so với thác ô Lai nói lớn như Thầy bùa với thầy Pháp.
Khâm cũng đột nhiên hét to lên:
- Lá đỏ! các bạn xem kìa lá đỏ đầy núi, hàng bao nhiêu năm rồi tôi không thấy cả một rừng lá như thế nàỵ
Trên vách đá thẳng đứng một cành cây lá đỏ nhô ra phản chiếu ánh nắng mặt trời lấp lánh trông thật thơ mộng. Khâm buột miêng.:
- Bằng bất cứ giá nào tôi cũng phải lấy cho được một cành lá đỏ này mới nghẹ
Viễn động lòng trước tia mắt ham muốn kiạ Trong mắt người con gái nó như một vật vô giá.
Viễn ngắm nghía đắn đo độ cao vách đá, muốn bẻ được cành kia không phải là dễ. Lùi ra sau vài bước, Viễn lấy khẩu súng trên lưng nhắm kỹ cành cây bắn một phát, lập tức có tiếng cành gẫy, cành cây rơi trên tảng đá. Viễn bước tới nhặt lên đem đến trước mặt Khâm, chàng cười:
- Không cần phải tốn một giá quá đắt, chỉ cần một viên đạn đồng thôị
Khâm nhận cành lá với năm chiếc lá con, nhưng rất đều đặn và dễ thương. Nắm chặt cành lá trong tay Khâm sung sướng:
- Cám ơn anh!
Văn ngạc nhiên truớc sự lanh trí của bạn. Mấy ông thô dân trái lại đưa mắt nhìn nhau lắc đầụ Dùng súng săn bắn để bắn mấy chiếc lá con, một lối săn bắn hi hữu ... Họ lại tiếp tục cuộc hành trình. Người thành phố quả thật kỳ lạ một cách không giải thích được, nhưng mặc họ, để ý nhiều không tốt.
Hồ như Vy đột nhiên la lớn.
- ô kìa, các bạn xem mấy gã thổ dân làm gì kìa!
ánh mắt mọi người đổ dồn về phía ba gã dân sơn cước đang cẩn thẩn bước trên cành cây nổi trên mặt nước, học từ từ đi về phía tảng đá lớn bên kia, tảng đá vừa dốc vừa trơn thế mà họ vẫn bám chặt vào đá bước tới như những con vượn, một lúc không hiểu bằng cách nào, họ đã qua tới bên kia bờ.
Viễn cười nói:
- Họ qua cầu chứ có làm gì đâu mà các bạn ngạc nhiên thế, và chúng ta cũng phải qua như thế mà.
Hồ như Vy lắp bắp:
- Gì? gì ... Cái này mà gọi qua cầu ử
- Không gọi là cầu thì gọi là gì? Đây mới là chặng đầu leo núị Nào, bây giờ ai muốn qua trước nàỏ
Văn kinh ngạc:
- Viễn, mình bỏ tiền mướn họ dẫn đường, tại sao họ không tìm đường cho mình đỉ Như thế này rồi làm sao qua chứ?
Viễn cười:
- Đường! thì cái này chẳng phải là đường thì là gỉ Lên núi chỉ có con đường độc nhất này thôi, nếu chẳng qua được cầu này, thì còn nghĩ đến chuyện săn bắn chi nữạ
Tường Vi nhìn khúc cây nổi trên mặt nước mà nước thì đang cuộn chảy xiết bên dưới, nàng run rẩy:
- Trời ơi, thế này làm sao mà qua được. Chắc tôi qua không nổi đâu, nếu rớt xuống nước một cái là rồi đờị
Viễn nói:
- Thôi được để tôi dẫn đầu vậỵ Các bạn xem kìa, mấy ông sơn cước đang trở qua đón chúng ta kìạ
Ba gã thổ dân đã đặt chiếc xắc trên lưng xuống và quay trở lại đón mọi ngườị Viễn bước lên tảng đá, bắt đầu đặt chân lên khúc cây dài tay chàng giữ chặt cánh tay Khâm, chàng nói nhỏ:
- Cô phải can đảm lên, nếu cô qua không được thì hai cô kia sẽ chẳng bao giờ dám qua đâụ
Khâm nắm chặt tay Viễn, cánh tay mạnh và rắn tràn trề sinh lực, Khâm có vẻ xúc động, đôi mắt Viễn đang chăm chú nhìn nàng, nàng cắn chặt răng bước lên khúc gỗ. Đôi mắt Viễn bám chặt từng bước đi, Khâm phập phồng nhích từng bước một, cầu chỉ dài hai thước mà xem chừng dài hun hút. Thật khó khăn nàng mới chạm được bàn tay tiếp đón của người thổ dân bên kia dòng. Đồng thời Khâm nghe tiếng Viễn vọng tới:
- Đó cô thấy không, đâu có gì là nguy hiểm đâu, đi như đi trên đất bằng vậy thôị
Đứng trên đất liền rồi mà đôi chân của Khâm vẫn còn run rẩy, quay đầu lại nàng thấy Gia Linh cũng đang bị đưa lên cầụ Vừa đi được hai bước Linh la oai oái:
- Thôi thôi tôi không đi được đâu, khúc cây nó đang khiêu vũ dưới chân tôi thế này làm sao tôi đi được.
Viễn quát:
- Ráng bước đi, thêm hai bước nữa là tới rồị
Gia Linh cắn môi, run run bước tới trước. Bây giờ Linh có vẻ lấy được can đảm bước tới như đang làm xiếc. Khâm nhìn cảnh tên mà khiếp đảm, nhưng rồi Gia Linh cũng đến được bờ. Đến cạnh Khâm, Linh mở to mắt hỏi:
- Chị Khâm, làm thế nào mà tôi qua được đến đây thế?
- Trời, cô vừa đi qua đó chớ còn gì nữạ
- Thật vậy à? Gia Linh sung sướng, ngước mắt tự hào - Tôi tự nhủ mình đang làm trò hề và bên dưới là hàng ngàn vạn người đang theo dõi, vì vậy không thể nào bỏ cuộc giữa chừng nên cố bước đị Chắc đi trên giây giăng cao cũng chỉ đến độ này thôị
Viễn nắm tay Tường Vi, khuyến khích:
- Bây giờ tới phiên cộ
Tường Vi nhìn xuống giòng nước. Nước trong đến có thể nhìn rõ những hòn đá sỏi dưới đáỵ Nước trôi cuồn cuộn tung bọt trắng xoá. Những chiếc bọt chen lấn nhau vỡ nát ... Tuờng Vi chợt liên tưởng đến những chiếc bọt xà phòng trong chậu quần áo giặt ... những chiếc bọt, những giấc mộng của nàng. Tường Vi đắm chìm trong suy tự
- Sao, không dám qua à?
Viễn hỏi, Tường Vi vội đáp nhanh:
- Không phải thế!
Tường Vi bước lên khúc gỗ một cách máy móc, nàng bước từng bước chân về phía trước ... Có mấy bàn tay đưa ra đón lấy nàng, qua khỏi tảng đá ... nàng đặt chân lên nền đất lạnh.
- Tường Vi! Khâm nắm lấy tay Tường Vi lắc mạnh.
- Mày can đảm hơn tao tưởng. Mày đi vững quá, ý chí của mày mạnh thật trong khi tao cứ lo sợ phập phồng. ý chí đúng là có thể khắc phục được sự sợ hãị Mày làm sao có thể đi vững được như thế hả?
Tường Vi cười buồn, đầu óc nàng vẫn rối như tơ vò.
- Tao à? Tao cũng không biết!
Chợt có tiếng kêu của Gia Linh:
- Trời ơi, chết rồi! ông Hồ Như Vy rơi tõm xuống hồ rồị
Tiếp theo tiếng Linh là tiếng hét của Hồ Như Vy, anh chàng có lẽ khi bước trên khúc gỗ đã trượt chân nên té xuống nước. Viễn bấu chặt hai vai áo Vy kéo lên, Vy nương tay vào thanh gỗ và ngồi bệt xuống, quần ướt nước chảy ròng ròng. Viễn đứng cạnh thở dài:
- Bây giờ mày muốn làm trò gì nữa đâỷ không ngượng saỏ ba cô kia qua được hết, chỉ có mình mày là lộn xộn. Thôi qua nhanh đi, hết thì giờ rồi!
Rừng núi càng lúc càng khó đị Độ dốc càng lúc càng đứng. con đường mòn bị cỏ dại ngập đầy không còn biết đâu là đường đâu là hố. Những sợi dây leo đổ xa xuống đất luôn quấn quýt chân người dẫm lên nó. Sạn đạo là cạm bẫy, mỗi bước chân là một sự dè dặt. Mấy gã thổ dân hướng đạo rút thanh đao trên lưng xuống chặt không ngớt tay vào cỏ dại và giây leo để mở đường, ánh nắng lấp lánh trên lưỡi đao, tiếng hát khi im bặt, khi oang oang cả rừng núị Mỗi lần nghe tiếng hát ngừng là người đi sau biết sắp gặp trở ngại mớị Đến giữa trưa, mặt trời như nung chảy vạn vật. Mồ hôi mọi người đổ ra như tắm, chỉ có mấy người sơn cước là vẫn bình thản trước ánh nắng phản chiếu trên phần da thịt đen bóng lồ lộ trông như các chiến sĩ của những thế kỷ trước.
Viễn đứng lại quay ra sau nói:
- Phía trước mặt chúng ta lại có một sạn đạo, tốt nhất chúng ta nên nghỉ trưa và ăn uống tại đấy trước khi tiếp tục.
Ở đây địa thế không tốt lắm. Một bên là sườn núi đầy cổ thụ cao ngút trời, một bên lại là vực sâu xanh thẳm. Viễn nhìn quanh, xa xa có tảng đá thật to, bên dưới tảng đá lại khuyết vào như chiếc động nhỏ, nơi đó có vẻ mát và sạch sẽ, bèn chỉ cho các bạn và đùa:
- Ta đến đó đi, nơi đó đúng là một nhà hàng sang trọng đấy!
Mọi người băng qua mấy tảng đá to mới đến được phần đất phẳng, có thể tạm làm chỗ nghỉ chân. Tảng đá nhô mình ra như một chiếc lọng che nắng. Một thân cây khô đổ ngang làm thành chiếc cầu thiên tạo bên dưới thật mát, thật khô ráọ Dưới nền phủ đầy những chiếc lá khô vàng úạ Văn ném chiếc xắc trên lưng xuống và thở dài khoan khoái, bảo:
- Đây đúng là nhà hàng Viên Sơn mà.
Viễn nói:
- Nếu chúng ta không mang lều theo, ở trên núi mà được một nơi thế này là nhất rồi!
Khâm đứng trước cửa động đưa mắt nhìn thung lũng trải dài trước mắt và dãy núi xa xạ Thiên nhiên như một tấm thảm xanh trải dài đậm nhạt chất ngất, đến độ muốn ngộp thở.
Giữa khoảng không gian xanh đó, thỉnh thoảng điểm thêm màu lá đỏ, màu vàng và màu xám xám của núi đá và màu trắng của thác nước caọ Ngước nhìn lên, đám mây trắng lưng hừng núi nổi bật hẳn trên bầu trời xanh thẳm, vướng vít cành lá. Bất chợt, Khâm thở mạnh, khẽ ngâm câu thơ của Tần Quán:
"Núi giữ chân mây, cỏ vướng trời"
Có ngươì bước tới đứng cạnh, Khâm nghĩ ngay là Văn, không cần quay đầu lại, Khâm nói khẽ:
- Em không nghĩ màu xanh lại lắm thế này, em cũng không nghĩ trong núi lại lắm màu đếm không hết thế.
Mắt vẫn say sưa ngắm thung lũng, Khâm nhẹ cười và thì thầm:
- Màu xanh đẹp quá, cả một quả núi giống như chiếc thuyền xanh.
Khâm cảm thấy người đứng bên cạnh mình bàng hoàng, rồi một giọng nói nặng nề vang lên:
- Tại sao với bất cứ một vật gì cô cũng đem ra so sánh với chiếc thuyền thế?
Khâm giật mình quay đầu sang thì ra người đứng cạnh không phải Văn mà là Viễn. Hắn đứng trên mô đất cao, đầu tựa vào nhánh lá của thân cây mọc nghiêng, đôi mắt ngời sáng với tia nhìn thăm dò, vừa như vô tình vừa như cố ý quét cả toàn thân.
Khâm khó chịu, nàng nhạt nhẽo:
- Không hẳn thế, nhưng dù sao chiếc thuyền trong trí tôi lúc nào cũng đẹp.
- Có thật như vậy không? Nhìn núi đồi nhấp nhô, Viễn không thể nào hình dung quả núi giống như một chiếc thuyền được. - Vì một vật di động được còn một vật bất di động mà.
- Đúng thế, mỗi khi tôi nghĩ đến một vật gì tôi thường dựa vào trực giác để ví von hơn là xử dung lý trí. Tôi nghĩ rằng quả núi là một chiếc thuyền vì nó chứa đựng chúng ta, lúc nào tôi cũng có cảm giác như mình đang đi trên thuyền. Một cảm giác thật mơ hồ khó giải thích.
- Điều đó chứng tỏ rằng cô chẳng có tin tưởng gì về tương lai cả.
Viễn nói xong, lấy hai miếng bánh mì sandwich trong tay chia bớt cho Khâm một miếng, còn miếng kia bỏ vô miệng nhai ngồm ngoàm. Khâm không hiểu hỏi lại:
- Tin tưởng? Anh nói thế là saỏ
- Trong tiềm thức của cô đang có một cảm giác bất ổn manh nhạ Đối với tương lai cô lo lắng bàng hoàng, nói khác đi, cô như kẻ hành trình mà không biết mục tiêụ
Khâm chau mày nghĩ ngợi, nàng xé bánh ra từng miếng nhỏ bỏ vào miệng, đôi mắt long lanh:
- Thế à? Anh nghĩ như vậy à? Tôi không biết, tôi cũng hề nghĩ đến điều đó. Nhưng tôi có cảm tưởng anh đã nghĩ saị Anh đã lầm, tôi rất tin tưởng ở tương lai, khôang phải chỉ tin tưởng thôi mà tôi còn mơ mộng, hy vọng và sung sướng khi nghĩ đến!
Viễn nhìn Khâm, gật gù cười khuyến khích:
- Tốt lắm, tôi chỉ mong như thế!
Quay người lại, Viễn bước về phía động đá, rồi chợt quay lại nói thêm một câu:
- Tôi nghĩ sao nói vậy, cô đừng để ý nhé!
- Có gì đâu!
Khâm đáp. Hai hàm răng cắn chặt miếng bánh, mắt đăm đăm nhìn vùng cây lá đỏ bên mỏm núị Tư tưởng như ngưng đọng, đầu óc mênh mang trống trảị Khâm không hiểu mình đang làm gì, mãi đến lúc Văn thúc nhẹ vào lưng Khâm mới chợt tỉnh. Văn cười nói:
- Nghĩ gì thế?
- Không!
Khâm đáp lơ đãng, nàng quay lưng, lại mới nhìn thấy nơi động đá thật nhộn. Hồ như Vy mở cái miệng thùng thiếc bể của hắn ra hét bản "Tô Tam Khởi Giải", Viễn đứng khom người nơi vách đá lui cui khui hộp thịt, Gia Linh nhìn cử chỉ của Vy cười ngả ngớn. ba gã thổ dân đang ăn uống ngồm ngoàm, Tường Vy ngồi trên nhánh cây khô, chậm rãi ăn bánh một cách thích thú, Khâm vuốt nhẹ những sợi tóc lòa xòa trước mặt, bước đến cạnh tường vị Tường vi hỏi:
- Chị đứng nhìn gì đấỷ
Khâm nói:
- Ngắm cảnh cái gì tôi cũng thấy đẹp hết!
Tường Vi đứng dậy:
- Thế à, vậy tôi cũng nên đi xem!
Tường Vi bước tới cửa động ngó quanh. Núi trải thảm xanh chập chùng, cây với lá rung rinh trong gió, hàng hàng lớp lớp như nhũng cơn sóng nhấp nhộ Văn đứng tựa vào thân cây nhìn cái thác bạc, nước da Văn thật trắng nổi trong nắng, trông thật siêu thoát, bên dưới chân Văn là một đám hoa dại màu xanh. Tường Vi bước tới, cúi xuống ngắt vài cánh hoa, vừa đứng lên đã nghe tiếng Văn hỏi:
- Em thử đoán xem bây giờ anh đang nghĩ gì đâỷ
- ...
- Anh muốn hôn em đấy!
Tường Vi hoảng hốt:
- Anh nói gì?
Văn giật mình quay lại, chàng đỏ mặt. Ngỡ ngàng một lúc, Văn lắp bắp:
- Xin ... xin lỗi, tôi tưởng Khâm!
Tường Vi nhìn Văn, sự ngượng nghịu của Văn khiến nàng đỏ mặt lây, muốn tìm một, hai câu gì đó để khỏa lấp, nhưng không ra lờị Cả hai ngượng nghịu trong yên lặng, mãi đến khi Gia Linh bước tới ngạc nhiên:
- Hai ngươi làm cái gì lạ thế?
Tường Vi mới chợt tỉnh, khuôn mặt đỏ hồng, quay lưng lại bước về phía sơn động như chạy trốn. Khâm ngạc nhiên:
- Cái gì thế?
Tường Vi nói nhỏ:
- Còn nói nữa, cũng tại vị hôn phu của chị chứ còn ai nữạ
Khâm chau mày, đưa mắt nhìn về phía Văn, gương mặt bối rối của chàng khiến nàng hoài nghi, rồi nàng lại nhìn Tường Vị Ở đây đông người đâu thể hỏi nhỏ được. Tường Vi cũng không nói thêm điều gì nữa, lẳng lặng trét bơ lên bánh mì, màu hồng trên má vẫn chưa phaị
Viễn đứng giữa đám đông kêu gọi:
- Các bạn chú ý này, hãy chuẩn bị đồ đạc lên vai, chúng ta tiếp tục lên đường để kịp đến núi Kha Bảo trước tốị Cắm trại, ăn cơm tối xong là chúng ta có thể đi săn ngay!
Gia Linh thắc mắc:
- Săn ban đêm à?
Viễn mang xắc lên vai, đáp:
- Ban đêm thú vật mới xuất hiện nhiềụ Nói thế chứ mấy cô khỏi đi, cứ ở trong lều, đợi khi săn được thú tôi sẽ gọi cho biết.
Gia Linh hất hàm:
- Sao vậỷ Tôi muốn đi săn, đừng tưởng đàn bà con gái là không biết săn hay saỏ
Viễn cười ngạo:
- Được rồi, tùy ý cô!
Mọi ngươi sắp xếp đồ đạc xong lại tiếp tục lên đường. Đoàn người rời khỏi động núi rộng rãi tiện lợi, bước vào những con đường đầy cỏ dại gai góc. Viễn cùng ba gã thổ dân dẫn đầu, đi kế là Gia Linh và Khâm. Đoàn ngươi đi hàng dọc uốn khúc.
Đến trước sạn đạo, Viễn dừng lạị Sạn đạo dài thườn thượt và nguy hiểm, những khúc cây nhỏ mong manh, khiến mọi người nghĩ không thể chịu đựng nổi sức nặng của một ngườị Trên sạn đạo cỏ dại quấn đầy làm thành tấm thảm nhung xanh biếc. Từ những kẻ hở nhìn xuống, ngươi ta chỉ thấy một màu đen xì bên dưới, chứng tỏ vực sâu không lường được.
Viễn quay đầu lại nói lớn:
- Từng người, từng người một bước qua, tránh đừng để hai ngươi bước chung một thanh gỗ nhé, bằng không coi chừng nó gãy đấỵ Bước thật chậm, thật vững, đừng nắm lấy cỏ trên vách vì nó không chắc đâu, ta chỉ nên tin ở chính ta mà thôị
Nói xong, Viễn xung phong đi đầu, những thanh gỗ dưới chân chàng như rên xiết, như sẵn sàng hất chàng xuống. Ngươi thổ dân bước theo và kế đến là Gia Linh và Khâm. Tường Vi lẩm bẩm:
- Đi những con đường thế này sớm chết yểụ
- Có cần tôi dìu không? Văn quay đầu lại hỏi, chàng cố tìm cơ hội chuộc lại lỗi lầm vô tình mắc phải ban nãỵ
- Không cần, anh cứ lo anh đi, một người có rớt cũng không sao, chớ để hai người cùng rơi xuống hố thì nguy lắm. Dầu sao đời tôi mà có gì đi nữa cũng không đáng kể.
- Tại sao lại không đáng kể. Văn hỏi - Đừng coi thường đời sống như vậy, vì mỗi một cuộc đời đều có một số mệnh an bàị
Tường Vi khẽ nói:
- Thế à, chỉ sợ thần linh quá bận rộn nên không thể an bài cuộc đời cho từng cá nhân, vì vậy dù có thần linh cũng có vô số cuộc đời bị bỏ rơi, lạc lõng như thường.
Kể ra thì cũng có lý lắm! Gương mặt xanh xao gầy yếu kia, một người con gái, sống nhờ vả vào anh và chị dâu, mà bà chị dâu lại quá cay nghiệt.
Một cuôc đời bị bỏ rơi! Thần linh quả thật không rảnh rỗi an bài đời sống con ngườị Văn thở dài, lòng nghe đau xót. Tường Vi ngẩng đầu lên khẽ liếc sang Văn, Văn thở dài, tai saỏ Vì aỉ Vì ta ử Lắc đầu, Tường Vi cười thầm mình.
Bước qua khỏi sạn đạo, đường trước mặt bằng phẳng hơn, trên mặt đường lót đều những khúc gỗ lớn. Trong núi hoang vu mà lại có những kiến tạo văn minh thế này thật là điều không ngờ, Viễn nói:
- Nơi đây cũng đẹp như đường Bắc Trung Sơn chứ? Những khúc gỗ này được dùng để ngăn chặn cơn đất lở, người trên núi họ gọi là Mộc Mã Đạo đấỵ
Gia Linh có vẻ phấn khởi, nàng hát bản Phong Linh Thảo, một bản nhạc nổi tiếng trong tuyển tập 101 bản nhạc lừng danh. Cây cỏ núi đồi theo cơn gió thổi nhấp nhộ Tiếng hát của Gia Linh làm sống hẳn cảnh vật. Những đám hoa dại uốn cong cả thân hình chào đón, Gia Linh càng thích thú hát tọ
Bên lề đường một cây hồng điệp xum xuê lá đỏ, những chiếc lá nhuộm tươi dưới cơn nắng cháy của mặt trời, Khâm thích chí hét to:
- Ồ Hồng Điệp!!! Mấy chiếc lá đỏ dễ thương như người say rượu!
Viễn nói:
- Tôi đã bảo cô là lá đỏ trên này nhiều lắm mà. Sao, cô cần lấy thêm không?
Khâm lắc đầu, vẫn bước đều:
- Không cần, tôi có một nhánh đủ rồi, cành của tôi qúi giá hơn tất cả những cành khác. Tôi không ngờ ở Đài Loan vẫn có những loại cây phong, lúc xưa tôi vẫn tưởng ...
- Đây không phải là loại cây phong mà đây là cây điệt, loại điệt khác với phong ở chỗ một loại là song tử diệp còn một loài là đơn tử diệp. Ở Đài Loan, phong ít lắm trong khi điệt rất nhiềụ Loài phong lúc thấm sương nhiều mới bắt đầu đỏ, nhưng Đài Loan đâu có sương mù nhiều đâủ Đài Loan ít có sương mù nên dù có cây phong đi nữa lá cũng khó đổi màu được.
Khâm nhìn Viễn ngờ ngợ:
- Thế mà tôi cứ tưởng anh học ban kỹ thuật chứ?
Viễn gật đầụ
- Vâng, thì tôi đang học về kỹ thuật chớ saọ
Khâm càng ngạc nhiên.
- Thế thì tại sao anh biết mấy điều đó? hình như anh biết rõ cả thực vật, động vật, văn học, nghệ thuật và cả tâm lý con người nữạ
Viễn phì cười, gương mặt sậm nắng ửng hồng, đôi mắt chàng hướng về thung lũng:
- Sự thật thì tôi không biết gì cả, có điều là tôi hay để ý mọi sự và khi gặp trường hợp thích hợp thì nói ra để mọi người khác tưởng là tôi hay tôi giỏi, tóm lại là tôi chỉ là một người diễn trò khéọ
- Không, không phải thế tôi biết anh không thích khoe khoang mà cố tình dấu giếm.
- Dấu giếm cái gì chứ?
Ngưng một lúc Khâm nói:
- Dấu giếm con người thật của anh, anh tự tạo một màn khói để che đậy con người thật của mình.
- Thế à? Viễn nhún vai, đột nhiên chàng bàng hoàng. Nụ cười ngượng ngập trên môi, chàng tiếp - Tôi không hiểu cô muốn nói gì cả?
Khâm vẫn cố chấp:
- Tôi biết anh biết nhưng anh vẫn cố tình lấp liếm, vì không muốn để người khác chen vào lãnh vực riêng của mình.
Viễn có vẻ bực bộị
- Lãnh vực riêng tư của tôi, chỗ nào chứ?
Khâm lắc đầu, với nét mặt đăm đăm khó hiểu, nàng nói tiếp:
- Tôi cũng không biết, vì anh là con người khó hiểụ
Viễn nói nửa đùa nửa thật.
- Thế thì đừng bận tâm tìm hiểu chi, vì mỗi người có một bí ẩn riêng, chính cô cũng có. Nếu người ta có gì bí ẩn thì giải pháp duy nhất của người thông minh là đừng làm thầy đời để phân tích, mất thời giờ vô ích.
Khâm đỏ mặt, lẩm bẩm:
- Xin lỗi anh!
- Không có chi!
Thái độ tư tưởng của Viễn thật khoan dung khiến Khâm có cảm tưởng như chính mình vừa phạm một lỗi rất nặng. Viễn kéo khóa áo lên cao bước nhanh bỏ mặc Khâm đi saụ Nhìn theo dáng dấp cao lớn của Viễn trong những bước chân nhanh nhẹn, Khâm cảm thấy Viễn như là đứa con của rừng núi hơn là của đời sống văn minh.
Qua khỏi mộc mã đạo, con đường lại bắt đầu dốc và khó đi hơn nữạ Gia Linh vẫn tiếp tục hát, Viễn đi cạnh, lâu lâu lại kéo nàng đi nhanh hơn, cười nói vui vẻ, Gia Linh bám sát Viễn, nằng nặc đòi học bản nhạc của thổ dân hát ban nãỵ Viễn dạy và chỉ một lúc sau là Gia Linh đã có thể trổ giọng làu làu khiến mọi người phải kinh ngạc. Mỗi lần qua một con dốc Gia Linh lại ngưng bặt để Viễn đỡ xuống. Sự khắng khít của họ khiến Tường Vi phải nói bên tai Khâm:
- Họ giống như một đôi vợ chồng trẻ, anh chàng Hồ như Vy dám bị thất tình như chơi!
Khâm thờ ơ:
- Ừ, nhưng hình như Viễn không thích Gia Linh lắm.
Tường Vi hỏi:
- Làm sao bồ biết? Gia Linh càng lớn càng đẹp, ít có người đàn ông nào có thể kềm chế được ham muốn trước sắc đẹp của nó
- Nhưng họ không xứng hợp nhau lắm.
Khâm nói, mắt vẫn không rời đôi bóng trước mặt. Tường Vi chớp mắt:
- Không xứng hợp à? Trái lại tôi thấy họ có vẻ hợp nhau lắm, nhất là ở cái bề ngoài: nhộn, thích đùa cợt ...
Khâm bâng khuâng bước lên một sạn đạo mới, sự can đảm càng lúc càng tăng, nàng không còn sợ hãi nữa, từng bước trên thanh gỗ nhỏ, nàng cúi đầu lặng lẽ đị Đột nhiên phía trươc có tiếng hét thật to:
- Khâm coi chừng, trước mặt có thanh gỗ gãy đó nhé!
Không kịp nữa rồi, bước chân Khâm đã đặt xuống khoảng trống, trước khi ý thức được nguy hiểm thì toàn thân nàng đã ngã xấp xuống, kế đó tiếng gỗ gãy và Khâm nghe cả tiếng hét của chính mình, bản năng tự vệ khiến Khâm quơ quào điểm tựa, nhưng chỉ có khoảng trống chung quanh. Toàn thân nàng rơi nhanh xuống sườn núi lăn tròn như trái banh. Khâm cắn chặt môi, đầu óc trống rỗng, nàng không thấy sợ hãi nữa, một thứ rối rắm bâng khuâng, nàng thả liều cho định mệnh. Đột nhiên, có một bóng người tuột nhanh xuống ngã chụp lên người nàng, rồi Khâm thấy mình bị giữ chặt trong vòng tay, nàng đã được bảo vệ. Vận tốc lao vẫn không giảm, nhưng bây giỡ không chỉ có mình Khâm mà là hai ngườị Sau cùng, chợt có cảm giác như xe lăn bánh, được thắng cứng lại, và Khâm vẫn được ôm cứng, tuy nhiên nàng không dám ngẩng đầu lên. Bên tai chợt có tiếng nói nhẹ nhõm:
- Xong rồi, không sao cả, bây giờ đứng dậy xem có bị thương nơi nào không?
Khâm ngẩng đầu lên, nàng chạm phải đôi mắt ngạo nghễ của Viễn, hắn nhìn nàng có vẻ khinh thường.
Tiếng Viễn lại vang lên:
- Saỏ không đứng dậy nhanh lên! Nơi này đâu phải là chỗ cho cô quyến luyến?
Khâm đứng dậy, hai đầu gối run rẩỵ Vai áo bị rách toạc, vết thương nơi ấy đang rỉ máụ Cổ họng cứng ngắc, nàng muốn khóc, không phải vì cái hụt chân ban nãy mà vì bộ mặt lạnh lùng của kẻ đối diện. Viễn sau cái nhìn dò xét, gật gù:
- Bây giờ cô vòng qua kia leo lên, nhớ là về sau nếu có phải bảo vệ cái đầu trước, chứ cô cứ để mặc số mệnh như vậy, rủi va vào một tảng đá là đi đời ngaỵ Thôi được rồi, leo lên đi, còn chần chờ gì nữả
Khâm cắn chặt môi, lặng lẽ leo lên không nói tiếng nàọ Có một gã thổ dân bước tới đưa tay kéo nàng lên. Mọi người lập tức vây quanh nàng, Văn mặt mày tái mét, nắm chặt tay nàng, run giọng gọi:
- Khâm! Khâm!
Đôi mắt vẫn rưng rưng. Nhìn cử chỉ của Văn người ta có cảm giác như Khâm đã chết rồị Viễn bước tới, vỗ vai chàng bảo với giọng nhẫn nại:
- Đững có hoảng lên như thế, không sao đâu! Ai leo núi mà chẳng vấp té? Bây giờ cậu đi kiếm băng cột chặt vết thương cho Khâm, tốt nhất là bôi pommade vàọ
Nói xong Viễn bỏ đi về phía mấy gã thổ dân, hỏi về vấn đề an ninh cho cả đoàn ngườị
Khâm đứng dậy, nàng có cảm giác của người vừa bị hạ nhục, nàng vén tay áo lên để Tường Vi buộc hộ vết thương. Văn đứng cạnh vẫn không kiềm chế được sự run rẩy đưa tay bóp chặt vai Khâm.
Gia Linh đứng kề bên, đặt tay lên lồng ngực thở ra:
- May mà không sao cả! Chị Khâm, chị mới té có một cái mà anh Văn hồn phách đều tiêu tan rồi đó chị thấy không?
Hồ như Vy trề môi:
- Đúng ra người trợt chân là cô mới phải vì cô nghịch ngợm nhất, đáng đời nhất. Khâm té là vì ông trời không có con mắt mà!
- Hứ thứ Hồ ly tinh mà cũng xía vào, để anh xem, lần sau mà có người té thì chém chết cũng không khỏi là anh.
Vừa nói xong, nàng nghe đau điếng nơi cánh tay, cúi đầu xuống nhìn, nàng bất giác hét to lên, rồi nhảy đong đỏng trên nền đất, mọi người hoảng hốt chạy nhanh đến Hồ như Vy hồ đồ, chẳng biết ất giáp gì tưởng Gia Linh sắp ngã, vội ôm vào lòng, hấp tấp hỏi:
- Cái gì? cái gì vậỷ
Tiếng hét của Gia LInh điếc cả tai:
- Đỉa! con đỉa!
Lúc đó Vy mới để ý, trên cánh tay Gia Linh, nơi lộ khỏi tay áo một con đỉa đang xoáy chiếc thân đen mun vào da thịt Linh, chỉ để lộ một phần thân bên ngoài, Vy chẳng nói chẳng rằng, đưa tay ra rứt nhanh ra, nhưng càng rứt con đỉa càng rút sâu vào da thịt Gia Linh khiến Linh càng hét tọ Viễn bước tới nắm chặt tay Linh, rồi nhéo mạnh vào nơi con đỉa cắn, tay còn lại búng mạnh lên thân đỉa, con đỉa bị bắn văng ra xa ngay, Viễn nói:
- Dán miếng thuốc dán trừ độc lên đó, bằng không máu chảy mãi cho xem.
Rồi chàng nói với Hồ Như Vy
- Với con đỉa không thể dùng tay rứt ra được đâu, chỉ cần anh bóp chặt nơi nó đang cắn là nó nhả ra ngay, bằng không dùng lửa đốt, chớ bạn càng rứt chỉ tổ làm cho nó chui sâu thêm vàọ Vuốt nhẹ, mái tóc, Viễn nhìn quanh rồi nói như ra lệnh.
- Thôi được rồi, bây giờ tiếp tục cuộc hành trình đi chứ.
Mọi người chỉnh đốn lại hàng ngũ rồi tiếp tục đị Suốt con đường, Khâm và Văn đi sau cùng. Khâm vẫn cắn chặt môi lặng lẽ gương mặt vẫn còn mét, mắt mông lung hướng tới trước. Đi gần nửa ngày đường, Văn khổ sở nắm tay Khâm nói nhỏ.
- Đau không em mà sao em chẳng nói năng gì hết vậỷ
- Em giận bạn anh quá, em không cần biết hắn giỏi ra sao, em thấy ghét hắn thậm tệ.
Văn ngần ngừ.
- Nhưng anh ấy đã cứu em mà.
Khâm vẫn cắn môị
- Vâng hắn là người cứu em, nhưng em đâu có nhờ hắn, em chẳng mang ơn hắn tí nào, em ghét hắn.
Nhìn xuống con đường mòn dưới chân, đột nhiên Khâm thấy giận, nàng nện mạnh gót chân xuống chân xuống đường bước nhanh. Văn đi cạnh không hiểu gì cả, đưa mắt nhìn ngươì yêu và bước theo nàng. Mặt trời bắt đầu ngả về tây hoàng hôn lặng lẽ kéo đến.