Hầu hết chúng ta là những người không biết tiếng Trung cho nên chắc hẳn khi có ý định dịch sẽ rất lúng túng, không biết bắt đầu từ đâu, bắt đầu nên làm thế... Quy trình này được đúc rút từ kinh nghiệm mà các dịch giả lâu năm của 4rum, sẽ hướng dẫn các bước, các kỹ năng cần khi thực hiện công tác dịch thuật.
1. Kĩ năng bắt ý:
Đây là bước khởi đầu và cũng bước cực kì quan trọng, bản dịch của bạn có chính xác hay không thì dựa chủ yêu vào bước này.
Bởi vì các bạn không biết tiếng Trung nên cách duy nhất để các bạn phá tảng băng là dựa vào Viet Phase của các bản convert. Khi các bạn tham gia học đường thì sẽ được cung cấp bản convert tốt nhất do những converter tiếng tăm của diễn đàn.
Trước tiên, các bạn hãy đọc qua 1 đoạn nhỏ Viet phase, do hiện nay các công cụ convert ngày càng được cải tiến nên bạn sẽ hiểu được ý của đoạn truyện >70%.
Ví dụ đoạn văn sau
Tiếng Trung: “...想起了以前的事情,我们一起骑� �自行车从这边上学,你,我,清逸,� ��康,若萍……清逸前两年死了吧,他 的葬礼我没能去参加...”
Viet Phase: "...Nhớ tới liễu sự tình trước kia, chúng ta cùng nhau cỡi xe đạp từ bên này thượng học, ngươi, ta, Thanh Dật, A Khang, Nhược Bình ... ... Thanh Dật tiền hai năm đã chết ba, hắn tang lễ ta không có thể đi tham gia ... "
Tuy trật tự sắp xếp từ và ngữ pháp rất lộn xộn nhưng chúng ta không khó hiểu được nghĩa của đoạn trên:
“Lại nhớ những kỉ niêm ngày xưa, thời mà ta và ngươi, Thanh Dật, A Khang, Nhược Bình cùng nhau đạp xe đi học…Hai năm trước, Thanh Dật đã qua đời, ta lại không thể đi dự đám tang hắn được…”
Trên đây là một đoạn khá dễ bắt ý. Vậy khi trong đoạn Việt Phase gặp một số từ hay cụm từ nằm ở vị trí quan trọng trong câu mà bạn không hiểu thì làm thế nào? Để giải quyết được điều này các bạn phải có kĩ năng thứ 2
2. Kĩ năng tra cứu:
Phạm vi của tra cứu khá rộng, bao gồm: thảm khảo cột Hán Việt (đòi hỏi bạn phải vốn tiếng Hán Việt tương đối rộng), cột tiếng Anh, tra cứu dựa trên các công cụ convert, từ điển, hỏi các dịch giả khác nhiều kinh nghiệm hơn, tra cứu qua internet… Tùy vào khả năng của mỗi người, qua quá trình dịch, các bạn sẽ tự chọn được cho mình phương pháp tra cứu thích hợp nhất với mình
Ở đây tôi chỉ đề cập đến phương pháp tra cứu đơn giản và cũng là chủ động nhất: tra từ bằng công cụ convert. Các bạn có thể tham khảo phương pháp sử dụng tra cứu bằng Lunar (http://4vn.eu/forum/showthread.php?7...er-Lunar-3-2-2) hoặc bằng Chinese Translator (download dưới bài này. Đối với Chinese Translator bạn trước tiên phải cài Window .Net Framework 2.0, rồi lần lượt giải nén các file zip dưới vào 1 thư mục.)
Ví dụ:
Tiếng Trung: “...斩草不除根,春风吹又生,放虎� �山……”他转过了头,平静的目光中� ��着一种严厉,“你以为自己是什么... ?”
Viet Phase: "...Trảm cây cỏ không trừ căn, xuân phong thổi vừa lại sinh, phóng ra hổ về sơn ... ... " Hắn chuyển qua đầu, bình tĩnh trong ánh mắt mang theo một loại nghiêm khắc, " Ngươi cho rằng chính mình là cái gì?"
Khi đọc đoạn này có thể bạn sẽ không hiểu được “trảm cây cỏ trừ căn, xuân phong thổi vừa lại sinh…” là gì. Đối với các bạn hiểu biết Hán Việt có thể hiểu ngay “trảm”, “căn”. Nhưng nếu bạn không rõ thì có thể sử dụng công cụ convert để tra cứu từ điển.
Chẳng hạn từ “trảm” khi tra từ điển bạn sẽ nhận được thông tin như sau:
斩 – phiên âm: zhăn
Nghĩa:
1-Chém, như “trảm thảo” – chém cỏ, “trảm đầu” – chém đầu
2 Dứt, như “quân tử chi trạch, ngũ thế nhi trảm” – ân đức của một người quân tử truyền đến năm thế hệ đời sau còn chưa dứt
…………
Vậy bạn đã hiểu được từ “trảm" có nghĩa là gì. Tương tự đối với các từ “căn”, “phong”… ở đoạn truyện trên.
Cuối cùng các bạn sẽ đúc rút được nghĩa của toàn bộ đoạn truyện:
Nhổ cỏ không nhổ tận gốc thì khi gió xuân về chúng lại hồi sinh, chẳng khác nào thả hổ về rừng…” Hắn quay lại, ánh mắt bình thản nhưng cũng đầy vẻ uy nghi: “Ngươi nghĩ mình là ai cơ chứ?”
Sau khi thực hiện 2 hai công đoạn (kĩ năng) thì bạn đã có thể cho ra được một bản dịch tương đối tốt rồi. Nếu muốn đứa con tinh thần của mình không còn là bản dịch "thô" nữa thì bạn cần phải có thêm kĩ năng thứ 3
3. Kĩ năng lược - thế - tinh
Do cách nói, văn hóa giao tiếp, cấu trúc ngôn ngữ của người Việt Nam và người Trung Quốc rất khác nhau cho nên nhiều khi bạn dịch bị bó buộc vào nguyên tác khiến cho độc giả khi đọc bản dịch của bạn hoặc không hiểu được, hoặc cảm thấy rất khó chịu.
Cho nên các bạn cần thêm khâu lược bỏ các từ, cụm từ tối nghĩa thay thế bằng các từ, cụm từ khác tương đương, tinh chỉnh lại bản dịch cho mềm mại bằng cách chủ động điều chỉnh ngôn từ (thậm chí tùy từng trường hợp có thể bỏ 1 câu thành ngữ, ngạn ngữ nguyên bản không quen thuộc đối với người Việt Nam và thay thế bằng 1 thành ngữ, ngạn ngữ khác tương đương)
Ví dụ:
Tiếng Trung: “姑、姑爷,我帮你……”那丫鬟连� �开始替他穿那袍子
Việt Phase: "Cô, cô gia, ta giúp ngươi ... ... " Nọ vậy nha hoàn vội vàng bắt đầu thay hắn xuyên nọ vậy bào tử
Trong đoạn này có một số vấn đề các bạn cần lưu ý sau:
- ...姑、姑爷 ...(...Cô, cô gia...) đây là khi nha hoàn trên do bối rối, bất ngờ nên nói lắp bắp, ngập ngừng. Tuy nhiên đó là cách viết của người Trung Quốc, chỗ này theo tiếng Việt phải trình bày là: ...Cô...cô gia....
- "我帮你" Việt phase dịch là "Ta giúp ngươi", nếu để nguyên như thế thì rất không hợp lý vì đây là đoạn hội thoại giữa người trên và kẻ dưới nên không thể để xưng hô là "ta-ngươi", trong tiếng Việt như thế nghe rất "bằng phân". Các bạn hoàn toàn có thể dịch thành: "Để nô tỳ giúp người"
- 袍子 có nghĩa là cái áo nhưng đối với đoạn trên bạn có thể dịch như sau: "Nha hoàn kia vội vàng giúp hắn thay y phục", như vậy đoạn dịch sẽ "mềm" hơn nhiều
Để thực hiện tốt kĩ năng này, các bạn phải có sự phân tích tương đối kĩ về văn cảnh cũng như có một số kinh nghiệm về dịch thuật nhất định nhưng chúng tôi cũng xin mạn phép nêu ra ở đây để các bạn có thể chú ý và thử áp dụng đối với bản dịch của mình.
Chúc các bạn thành công!
Một vài lưu ý của Tiểu Mạc Tà.
Đối với những người mới dịch, thì có lẽ cách dễ dàng nhất là dịch trên Viet Phase của các bản convert. Đối với bản Viet Phase thì người dịch thường mắc phải các lỗi sau đây:
1. Lỗi ngữ pháp và từ:
Thường thì thứ tự và các tự rất lộn xộn, đọc thì hiểu đấy nhưng người dịch thường cứ để nguyên vậy:
Một đoạn Viet Phrase như sau:
Dương Mặc anh tuấn khuôn mặt nhỏ nhắn trong nháy mắt chìm xuống tới, xưa nay đối Quân Mạc Tà gọi hắn tiểu cô nương quá sức kiêng kị hắn lại toàn bộ quên phản bác, trong lỗ mũi hừ một tiếng, tức giận lại quay đầu đi.
Người mới dịch thường sẽ dịch là: Dương Mặc khuôn mặt anh tuấn nhỏ nhắn phút chốc đã sa xầm xuống, từ xưa tới nay tiểu tử này luôn bị Quân Tà gọi là tiểu cô nương làm hắn tức giận đến quên phản bác...
Phần bôi đỏ ấy có thể dịch lại cho đúng ngữ pháp là: Khuôn mặt nhỏ nhắn, anh tuấn của Tiểu Dương ....
Hoặc là câu: Hắn cho tới cùng là ai? thì rất nhiều người để nguyên câu này. Chúng ta có thể dịch lại nhẹ nhàng hơn: Rốt cuộc thì hắn là ai? hoặc là cuối cùng thì hắn là ai?
2. Lỗi quá bám sát từng chữ của Viet Phrase:
Tất nhiên dịch dựa phần nhiều trên Viet Phrase, nhưng dịch là chuyển ngôn ngữ của người ta sang ngôn ngữ của mình mà cố gắng k làm giảm nghĩa. DG không cần phải lấy từng lời từng lời giống như Viet Phrase mà nên diễn giải nó sao cho dễ đọc:
Ví dụ: Thần nghĩ đến, giống như Quân Chiến Thiên bực này tội ác tày trời loạn thần tặc tử, ứng tức thời đẩy dời đi Ngọ môn, chém đầu răn chúng! >> có thể dịch là: Thần cho rằng Quân Chiến Thiên tội ác tày trời, loạn thần tặc tử, phải lập tức đem ra ngọ môn chém đầu răn chúng!
Ví dụ khác: Xem Mạnh công tử như vậy quyền, lần này Kim thu tài tử yến xác định vững chắc vắng họp không thể nghi ngờ .... Với đoạn như vậy, bạn thử dịch xem, một gợi ý:
Xem bộ dáng của Mạnh công tử như vậy, chắc chắn là không thể tham dự hội Kim Thu tài tử lần này.
3. Lỗi dấu câu:
Khá nhiều người mắc phải, các dấu câu phải liền với chữ đằng trước và cách chữ đằng sau một khoảng trắng. Ví dụ: tôi viết câu này, đúng nè. Sau tên chương thì không được có dấu chấm câu. Và điều cuối cùng là chúng ta không nên viết số trong bài, hãy thay nó bằng chữ: bốn trăm nhân mã, không nên viết là 400 nhân mã.
4. Xưng hô trong truyện phải tùy hoàn cảnh:
Đối với truyện đô thị thì cách xưng hô có vẻ phức tạp: chữ ta có thể được dịch là anh, cô, chú, cậu, dì ... Tuy nhiên đối với tiên hiệp thì ta có vẻ đơn giản hơn, thế nhưng không có nghĩa là dùng tùy tiện "ta" và "ngươi. Phải tùy vào tình huống. Ví dụ cha con thì có thể xưng "hài nhi", "con"... người ít tuổi với người nhiều tuổi: "tiểu bối, vãn bối - tiền bối"... kẻ hầu hạ với chủ nhân: xưng "tiểu nhân". Nam gặp nữ có thể xưng ta, gọi nàng, hoặc là ta - ngươi cũng được. Một số khác có thể xưng tên, gọi chức vụ. Tóm lại là phải tùy cơ ứng biến cho phù hợp hoàn cảnh.
Cuối cùng, dịch là một công việc không quá dễ cũng chẳng khó đến mức không làm được. Các lỗi khác nhau cũng sẽ được chỉ ra trong quá trình biên tập. Các bạn chú ý chăm chút cho câu văn, cho đoạn dịch của mình. Nếu mỗi đoạn nho nhỏ như vậy đều được xem xét kỹ, thiết nghĩ không chỉ lỗi của đoạn dịch của các bạn ít đi mà khả năng nắm bắt ý cũng sẽ được nâng cao. Hơn nữa, sau khi dịch xong, chỗ nào khó hoặc còn nghi ngờ về nghĩa, chúng ta nên đọc lại một lần phần hán việt. Dần dần chúng ta sẽ tích góp được một số từ nhất định. Một số dịch giả 3 sao trở lên đều dịch hoàn toàn bằng hán việt và bản dịch của họ rất chuẩn và sát nghĩa.
Chia sẽ kinh nghiệm dịch của bản thân mình cho những bạn mới tập và sắp tập dịch nhé.
Đơn giản nhất chính là bạn phải có vốn từ tiếng Việt tốt, còn vốn từ tiếng Hán thì sẽ tích lũy từ từ thông qua tra, hỏi gì đó.
Mà vốn từ tiếng Việt lấy ở đâu? Đơn giản nhất chính là đọc sách, và ngoài việc đọc sách trên diễn đàn, cũng chỉ vài bộ thôi thì mình còn đọc những tác phẩm kiếm hiệp, tình cảm, khoa học, đủ loại của nhà xuất bản giáo dục, Kim Đồng, Văn Học...
Để làm gì?
Một là
học tập kinh nghiệm của những bậc tiền bối, một là văn phong, học theo nhưng không làm nguyên xi, chỉ là theo cái
hay thôi.
Hai là
tích lũy vốn từ, vốn từ tích lũy ra sao? Nói đơn giản là thế này, một sự vật hay một sự việc, được diễn tả bằng một từ hoặc cụm từ, nhưng để lí giải nó phải là cả một câu văn hay đoạn văn. Nhưng vắt óc bạn lại chẳng nghĩ ra, đọc văn học để bạn có khả năng kiểm soát vốn từ và điều chỉnh lại kho tàng của mình để có thể trong nháy mắt search ra cái mình cần.
Nói chung bệnh bí từ hay là không biết dùng từ gì để nói mình thấy ỏ rất nhiều bạn trẻ. Ừm có lẽ mình cũng có mặt trong đó. Như chiều nay dịch truyện, có một từ, ý nghĩa của nó đại thể là chỉ sự hung hăng muốn đánh người một cách ngu ngốc...
Một hồi sau nghe anh công nhân đi làm về nói một câu "Thằng Tiến nó chuẩn bị lấy vợ nên hùng hổ phết, làm như trâu cày..."
Cuối cùng mình đã tìm ra cái mình cần, đúng, là từ hùng hổ.
Đây lại là một kinh nghiệm khác, tìm từ trong cuộc sống.
Bạn nên chú ý đến cuộc sống đời thường chung quanh, rất nhiều từ ngữ mà có lẽ bạn chưa từng nghe bao giờ, nhớ được thì nên nhớ bởi lẽ sẽ có lúc dùng đến.
Và cuối cùng là
học tập ở chính những sai lầm của mình, sai rồi được người khác sửa cho, rút kinh nghiệm, ở 4rum rất nhiều người dày dặn kinh nghiệm, có thể kể đến như anh Ruồi, Tiểu Mạc Tà, Yến Linh Điêu, nhatky.... CÒn rất nhiều người nữa. Bạn cứ làm phiền, và họ sẽ hân hạnh được bạn làm phiền những vấn đề như vậy. Mong rằng sẽ có gì đó bổ ích cho việc tập dịch thuật của mọi người. Thân!!
P/s: Nếu cần mình giúp thì nhắn tin cho mình. Ném đá thì ra SB thôi, nhắn tin mất vui