Đây là những phương pháp sạc pin có phần “điên rồ”.
Thời lượng pin luôn là một trong những yếu tố được người dùng quan tâm hàng đầu khi chọn mua thiết bị di động. Các nhà khoa học vẫn đang không ngừng cố gắng để cải thiện thời lượng hoạt động cho các thiết bị này. Cùng với đó, những công nghệ sạc pin độc đáo cũng ra đời. Bạn có thể không còn xa lạ với sạc pin không dây nhưng 10 tuyệt chiêu sạc pin mà chúng tôi giới thiệu sau đây sẽ khiến bạn phải bất ngờ.
1. Sạc pin nhờ nước tiểu
Các nhà nghiên cứu tới từ Đại học Bristol và phòng thí nghiệm robot Bristol của Anh đã tìm ra cách để chuyển đổi nước tiểu thành một luồng điện tích có khả năng sạc pin. Họ sẽ sử dụng vi khuẩn phát triển trên cực dương bằng sợi carbon, đặt bên trong các ống xi lanh bằng gốm. V i khuẩn sẽ đóng vai trò là bộ chuyển đổi năng lượng, trực tiếp biến chất hữu cơ thành điện nhờ quá trình trao đổi chất của vi sinh vật sống. Sản lượng điện mà pin nhiên liệu vi khuẩn tạo ra tương đối ít, nhưng bù lại nước tiểu có nguồn cung vô tận nên về khía cạnh khoa học nó vẫn mang nhiều tính khả thi.
2. Sạc pin nhờ Cocacola
Đây là một ý tưởng cực kỳ táo bạo. Bạn sẽ sạc pin nhờ một loại dung dịch đặc biệt (nước đường , coca ...), chỉ việc đổ nước vào ống, nguồn năng lượng sẽ tự động được sản sinh và cung cấp cho quá trình hoạt động của điện thoại. Người đầu tiên nghĩ ra ý tưởng trên là Daizi Zheng. Cô thực hiện ý tưởng này như một phần cho đề tài tốt nghiệp của cô tại Trường đại học Central St Martins, London (Anh). Zheng sẽ thiết kế một thiết bị hình trụ có nắp ở một đầu và từ đó người ta có thể rót Coca vào đó. Về lý thuyết, loại pin này được sinh ra bằng năng lượng từ các phân tử gluco được sinh ra từ Coca. Cơ chế hoạt động của các enzym sẽ tạo nên các phản ứng từ đó chuyển hóa năng lượng từ cola thành điện năng.
Zheng cho biết nguồn pin này đem lại hiệu quả gấp 3 tới 4 lần sau mỗi lần sạc so với loại pin bằng Liti mà hiện nay vẫn đang dùng. Cô hy vọng rằng loại pin dùng năng lượng từ Coca sẽ có thể xuất hiện tại các siêu thị trong vòng 5 năm tới. 3. Sạc pin bằng đồ chơi Yo Yo
Yo Yo là một loại đồ chơi rất thú vị, nó di chuyển lên tục lên xuống theo một sợi dây. Thật thú vị khi một vài năm trước đây, một nhà thiết kế Thụy Điển, Peter Thuvander, đã đưa ra sạc điện thoại nhờ Yo Yo. Ý tưởng rất đơn giản: chiếc Yo Yo sẽ được tích hợp một viên pin nhỏ bên trong, sau đó, chỉ cần cắm vào thiết bị của bạn vào Yo Yo qua cổng USB. Khi bạn quay Yo Yo, sự dịch chuyển của mẫu đồ chơi này sẽ tạo ra dòng điện như một loại máy phát để cung cấp cho pin điện thoại.
4. Sạc pin nhờ đồ lót
Vào năm 2008, hãng đồ lót nổi tiếng Triumph của Nhật đã công bố một sản phẩm áo lót phụ nữ tích hợp hệ thống hấp thụ năng lượng mặt trời, có khả năng sản sinh ra nguồn điện năng đủ để cung cấp cho một chiếc điện thoại di động hoặc máy nghe nhạc iPod. Bộ đồ lót "thân thiện với môi trường" mang tên Solar Power Bra này có màu xanh lá cây, được trang bị một tấm năng lượng mặt trời bao quanh vùng bụng, có tác dụng hấp thụ và chuyển hóa nguồn năng lượng từ ánh sáng mặt trời thành điện năng.
Tuy nhiên, có những lý do khiến cho bộ đồ lót này không thể đi vào thực tiễn là vì phụ nữ không thể mặc đồ lót ra đường chỉ để sạc pin cho chiếc điện thoại. Bên cạnh đó, Solar Power Bra không cho phép người dùng giặt giũ hoặc sử dụng khi trời mưa, bởi như thế sẽ làm hỏng hệ thống hấp thụ và chuyển hóa năng lượng mặt trời. 5. Sạc pin bằng… chảo
Sạc pin bằng chảo là một ý tưởng nghe có vẻ hết sức “điên rồ” nhưng đó không phải là điều bất khả thi. Ý tưởng đặc biệt này đã được thử nghiệm thành công trong thực tế bằng một loại chảo chuyên dụng. Ngoài chức năng nấu nướng thông thường, loại chảo này có gắn một bộ chuyển nhiệt năng thành điện tích giúp sạc pin điện thoại thông qua cổng USB. Tuy nhiên, việc sạc pin bằng phương pháp này lâu hơn cách sạc pin hiện nay tới vài tiếng đồng hồ.
6. Sạc pin nhờ sức gió
Nhà thiết kế người Hà Lan Tjeerd Veenhoven đã từng phác thảo ý tưởng về bộ sạc có tên Gotwind dành cho điện thoại iPhone. Gotwind có thiết kế khá điển hình cho một máy phong điện với cách quạt và tuốc-pin chuyển phong năng thành điện năng để cấp cho pin của iPhone. Cánh quạt mà Tjeerd Veenhoven sử dụng trên Gotwind được lấy từ một quạt tản nhiệt máy tính cũ. Theo như Veenhoven thì Gotwind cần khoảng 6 tiếng đồng hồ để sạc đầy pin của iPhone, tất nhiên là phải trong điều kiện có gió.
Đặc biệt để tăng tính hiệu quả cho bộ sạc Gotwind, Veenhoven đã thiết kế thêm một bộ móc để gắn Gotwind lên xe đạp. Người dùng có thể vừa tập đạp xe mà vẫn đảm bảo pin của iPhone sẽ không bị cạn.
7. Quần và túi ngủ có khả năng sạc pin
Nhà mạng Vodafone của Anh đang tiến hành thử nghiệm một công nghệ sạc pin mới nhờ sử dụng nhiệt năng tỏa ra từ cơ thể người. Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã có thể thiết kế quần soóc Power Shorts và túi ngủ Recharge Sleeping Bag giúp sạc pin điện thoại di động từ năng lượng của cơ thể con người nhờ công nghệ động lực học và nhiệt điện.
Các sợi vải được cấu tạo đặc biệt để khi nó co dãn, hoặc biến dạng thì sẽ tạo ra năng lượng để truyền cho thiết bị di động. Đồng thời nhiệt độ thay đổi cũng giúp túi ngủ có thêm năng lượng để truyền cho điện thoại. Một ngày đi bộ với quần Power Shorts sẽ bổ sung thêm 4 giờ pin cho điện thoại, trong khi đó nếu bạn ngủ 10 giờ bằng túi Recharge Sleeping Bag, nó sẽ sản sinh ra 1 giờ năng lượng cho điện thoại.
8. Sạc pin nhờ cơn tức giận
Tức giận khi đang cầm di động trên tay đôi khi dẫn tới những hậu quả đáng tiếc khi chiếc máy giá trị cả chục triệu bay vèo qua cửa sổ hoặc so độ cứng với tường. Tuy nhiên, một nghiên cứu từ trường Đại học Hàn Quốc bước đầu cho thấy có thể chuyển hóa âm thanh thành điện năng. Điều này có nghĩa là việc nói chuyện, nghe nhạc hay giơ chiếc điện thoại của bạn trước một quán cafe ồn ào hay pub cũng có thể sạc được pin.
Theo nghiên cứu này, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng tác động của âm thanh có thể ảnh hưởng tới các nano oxid, từ đó khiến chúng tạo thành các phân cực và sản sinh ra dòng điện. Đáng tiếc là hiện nay công trình nghiên cứu này chỉ ra còn nhiều hạn chế. Đó là việc các chất liệu hiện tại chưa thể tương tác đủ mạnh để tạo ra dòng điện công suất lớn. Thử nghiệm cho thấy với âm thanh 100 decibel tương đương tiếng còi tàu, chỉ có thể tạo ra dòng điện 40 millivolt, không đủ để sạc bất cứ thứ gì. 9. Sạc pin bằng… củ hành tây
Các kỹ sư giàu trí sáng tạo của trang web khoa học gia đình HouseholdHacker đã dùng hành tây và nước ngọt để nạp điện cho iPod cũng như các loại máy nghe nhạc MP3 khác. HouseholdHacker cho rằng có thể giúp iPod chạy được 20 phút bằng cách dùng chất điện phân trích xuất ra từ nước ngọt và được lưu trữ trong các tế bào của củ hành.
Công cụ họ dùng bao gồm: một củ hành trắng, hai cốc nước ngọt Gatorade (loại dùng cho các vận động viên điền kinh), tuốc-nơ-vít, iPod và dây sạc pin USB.