Tae Kwondo được hệ thống hóa và chính thức thành lập vào ngày 11 thang 4 năm 1951 tại Nam Hàn dưới sự lãnh đạo của tướng Choi Hong Hi. Tuy nhiên môn võ này có nguồn gốc lịch sử lâu dài trãi qua suốt gần 2000 năm phát triển, bắt đầu từ môn Hwarang-do từ 600AD. Hwarang-do trở nên cực thịnh vào cuối thế kỷ thứ 10 mãi cho đến 1909 thì bị suy kiệt sau khi người Nhật xâm chiếm Triều Tiên và cấm đoán việc tập luyện võ nghệ. Nhiều võ sư lúc bấy giờ bỏ chạy sang Trung Quốc và tiếp tục tập luyện thêm, cũng như gom góp cái hay của nhiều võ phái cổ truyền khác nhau. Cuối đệ nhị thế chiến, tức là vào năm 1945, quân Nhật bại trận ở Đông Dương và rút quân về nước, trả lại tự do cho Triều Tiên. Các võ sư đang lưu vong ở hải ngoại trở về cố quốc, sau đó họ giới thiệu môn võ mới đã được nghiên cứu kỹ càng nhưng đơn giản và lợi hại hơn: Tae Kwondo. Chính phủ mới của Triều Tiên lúc bấy giờ đã chấp nhận chi ra một ngân sách lớn nhằm ủng hộ và phát triển thêm Tae Kwondo, cũng như biến môn võ này Quốc Võ. Ngày 11/4/1951, Tae Kwondo được chính thức gom lại thành một hệ thống chung. Trong thập niên 1960s, Tae Kwondo nhanh chóng tràn lan khắp thế giới và đến năm 1973, giải vô địch Tae Kwondo thế giới được tổ chức lần đầu tiên tại Seoul, Nam Triều Tiên. Và đến năm 1988, Tae Kwondo chính thức được liệt kê vào các cuộc tranh tài ở Thế Vận Hội
Karate là một môn võ được công nhận là có nhiều liên hệ cội nguồn với các võ phái cổ truyền Trung Quốc, đặc biệt là Thiếu Lâm. Mặc dù được chính thức thành lập chưa đầy một thế kỷ, nhưng Karate đã chiếm một vị trí vững chắc trong cộng đồng võ thuật thế giới và con số người tập luyện Karate đã lên đến hàng triệu võ sinh.
Karate là một môn võ rất thịnh hành ở Okinawa vào thế kỷ thứ 13-14, đặc biệt là được truyền dạy trong các chùa chiền. Sau khi Nhật chiếm Okinawa năm 1470, đã ban hành lệnh cấm mang vù khí rất nghiêm ngặt. Để giúp người dân tự vệ chống lại các băng cướp rất lộng hành và dữ dằn lúc bấy giờ, các cao tăng đã lén lút truyền dạy các phương pháp và các đòn tay lợi hại cho dân chúng gọi là t'ang (China hand), về sau được đổi lại thành Okinawa-te (Okinawa hand). Ông Gichin Funakoshi (1868-1957) là người được công nhận đã truyền bá cũng như hệ thống hóa Okinawa-te thành một hệ thống thực dụng hơn, Karate-do ra đời từ đó, nhưng đòn thế của Karate-do lại quá chú trọng vào các đòn sát thủ, ra đòn nhanh để hạ địch thủ nhanh chóng, cho nên rất mãnh liệt và ác hiểm. Ngoài ra lúc bấy giờ đó Karate-do vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng đậm nét của Thiếu Lâm và lối đánh cực kỳ phức tạp, rườm rà của các võ phái cổ truyền Trung Quốc. Đến giữa thế kỷ thứ 20, con trai của ông Gichin Funakoshi là Yoshitaka Funakoshi đã cải tổ rất nhiều môn võ này cho gọn gàng hơn, dể tập hơn, thích hợp cho tất cả mọi người, quan trọng là đã bỏ bớt đi các đòn thế hiểm độc, chết người. Năm 1955, Japan Karate Association chính thức được thành lập và trở nên một trong những môn võ có nhiều võ sinh theo học nhất khắp nơi trên thế giới và được đưa vào Thế Vận Hội. Ông Funakoshi mất vào ngày 26/4/1957.
Hironori Ohtsuka (1892-1982) là người sáng lập ra hệ phái Wado Ryu, được coi là một chi nhánh của Karate-do. Ông theo học môn võ cổ truyền Nhật Bản Shido-Yoshin-Ryu-Jujitsu từ năm ông lên 6 tuổi, rồi tiếp tục theo học Karate-do với võ sư Gichin Funakoshi năm ông đã 30 tuổi. Năm 1939, ông chính thức sáng lập ra hệ phái Wado Ryu, cũng như thành lập All Japan Karate-do Federation Wado Ki, và nhanh chóng đưa hệ phái này lên hàng đầu, trở thành một trong 4 môn phái lớn nhất của Nhật được truyền dạy rộng rãi khắp nơi trên thế giới. Năm 1967, ông được Hoàng Đế Nhật Bản phong tặng danh hiệu võ sư xuất sắc nhất. Ông Hironori Ohtsuka mất năm 1982, con trai của ông là Jiro Ohtsuka tiếp tục kế thừa vị trí lãnh đạo của hệ phái Wado Ryu. Đòn thế của hệ phái này chú trọng nhiều vào đòn tay hơn đòn chân, và tương đối "nhu" hơn so với Karate-do.
Là một hệ phái của Karate-do, tuy chỉ mới được thành lập nhưng trong vài thập niên qua con số người tập luyện môn võ này càng ngày càng tăng và được sự ủng hộ của hiệp hội Karate Nhật. Hiện nay Shotokan-Karate đã có chi nhánh khắp nơi trên thế giới. Người sáng lập ra môn này chính là ông Yoshitaka Funakoshi, con trai của cố võ sư Gichin Funakoshi. Ông Yoshitaka Funakoshi đã tập trung hết tinh thần vào việc cải tổ lại hệ thống Karate-do do thân phụ ông sáng lập, ông bỏ bớt đi phần lớn các đòn sát thủ hiểm ác và biến môn Shotokan-Karate trở thành môn môn võ mà giới quyền thuật thế giới cho rằng gần như hoàn hảo, vì nó vừa có tính cách thể thao, rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện tinh thần thượng võ, lại vừa có tính cách chiến đấu cao. Môn võ này chú trọng nhiều vào nội công, đòn thế ngắn, bộ pháp vững vàn, tấn pháp thấp và dài, và đặc biệt là vẫn còn mang nặng ảnh hưởng của các môn võ cổ truyền Trung Quốc. Theo ông Yoshitaka Funakoshi cho biết thì môn Shotokan-Karate nhằm rèn luyện con người, thân ý, tinh thần thượng võ, chớ không đặt nằng vào sự sát phạt sống chết như môn Karate-do mà thân phụ ông đã sáng lập ra. Người được coi là đại cao thủ của Shotokan-Karate là ông Hirokazu Kanazawa, ông đã bị gẫy một tay nhưng vẫn kiên cường tiếp tục thi đấu, rồi lần lượt đánh bại tất cả các cao thủ để dành chiến thắng vẻ vang "All Japan Champions" năm 1962.
Ai - Hiệp nhất, Ki - Khí, Do - Ðạo, Con đường . Aikido được sáng lập bởi Tổ sư Uyeshiba. Ông sinh năm 1883 tại một xóm chài ở Tanabe, Nhật bản. Ông là người con duy nhất trong gia đình. Thể chất không đuợc khỏe mạnh cho lắm do bị sanh thiếu tháng, sau này khi đã trưởng thành ông cũng chỉ đạt tới chiều cao khoảng 1m52. Lo lắng trước thể chất yếu đuối của con mình, cha ông thường động viên, khuyến khích ông chơi những môn thể thao như vật cổ truyền ( Sumo ), bơi lội và chạy bộ. Ông trở nên tiến bộ trong các môn thể thao và cảm nhận dần được sức mạnh tiềm tàng của chính mình .
Trong trường, ông học chăm chỉ môn toán và vật lý. Sau này ông cũng học tập cả tôn giáo lẫn triết học nhất là thiền học dưới sự chỉ dẫn của các bậc thiền sư danh tiếng ở các trường Phật giáo. Sau này ông đã có thời gian tham gia tích cực vào hoạt động truyền giáo ở Triều Tiên và Trung Hoa. Ông chính thức theo đuổi võ thuật từ năm 18 tuổi với môn Nhu Thuật. Kinh nghiệm thực hành của ông ở môn võ này với bất cứ vị võ sư nào cũng là vốn liếng phong phú và độc đáo nhất. Một số vị sư phó trước khi nhắm mắt đã kịp truyền thụ cho tổ sư Uyeshiba những yếu quyết của nghề thay vì truyền cho bất cứ đồ đệ nào khác. Ngoài Nhu thuật, ông còn học thêm Kiếm thuật và nghệ thuật đánh giáo, đánh gậy và một số môn vũ khí cổ truyền khác của giới võ sĩ đạo Nhật bản. Các bậc thầy ông theo học được xem là những bậc thầy giỏi nhất nước Nhật thời bấy giờ và các vị thầy này đã không ngần ngại truyền thụ tất cả sở học cho ngưỡi học trò đầy triển vọng này.
Năm 1903, ông ghi danh gia nhập quân đội trong cuộc chiến Nhật - Nga. Chiến cuộc chấm dứt năm 1905, ông trở lại đời sống dân sự sau 18 tháng phục vụ trong quân đội. Ông chỉ có 2 người con, một gái, một trai. Kisomaru, người con trai duy nhất kế thừa sự nghiệp lãnh đạo và phái triển môn Aikido. Năm 1925 là điểm mốc Tổ sư đã thành công trong việc triển khai môn võ thuật cổ truyền để hệ thống hóa thành môn võ tự vệ đúng nghĩa, đặc biệt phù hợp với tôn chỉ cao đẹp nhất của luân lý -- Yếu tố thực tâm muốn tự vệ mà không làm tổn thương người khác. Ðiều đó đòi hỏi sự kiện toàn cả về tâm hồn lẫn thể xác nơi người xử dụng, hơn nữa Aikido phát triển như một Dung Pháp, dùng nó con người không những phát triển được sự kết hợp thân trí của chính mình mà còn giúp được đối phương hay những đối thủ phát triển được cái của họ. Theo Tổ sư Uyeshiba, việc thực hành môn Aikido cũng là một hình thức diễn dịch nền đạo đức cao đẹp của Ðông Phương. Tổ sư Uyeshiba mất năm 1969, hưởng thọ 86 tuổi . Dù rằng vị sáng tổ của Aikido đã qua đời nhưng Aikido ngày một trở nên lớn mạnh và lan rộng khắp nơi trên thế giới .
Vị Võ sư Việt Nam có công du nhập và truyền bá Aikido, Hiệp Khí Ðạo vào Việt Nam là võ sư Ðặng Thông Phong. Ông là người Việt Nam duy nhất với đẳng cấp huyền đai 6 đẳng Hiệp Khí Ðạo, 6 đẳng Thái Cực Ðạo, 5 đẳng Nhu Ðạo , 8 đẳng Thiếu Lâm Hàn Bái . Hệ phái Aikido Tenshinkai, do chính Tổ sư Uyeshiba đặt tên và chỉ định võ sư ÐTP là chủ tịch điều hành, là một chi nhánh chính thức của Aikido tại Việt Nam và sau này theo võ sư đến Hoa Kỳ. Giờ đây Liên đoàn Tenshinkai Aikido hiện có trụ sở chính tại Westminster, do võ sư ÐTP điều hành sau khi ông đã định cư tại California.