Ghi chú đến thành viên
Go Back   4vn.eu > Kiến thức > Thế Giới Muôn Mầu > Sách - Tài liệu > Thể Loại Khác > Võ Thuật
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #1  
Old 20-04-2008, 07:45 AM
ngoctulaa's Avatar
ngoctulaa ngoctulaa is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: Nơi có Tình Yêu em dành cho anh
Bài gởi: 617
Thời gian online: 56 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 27 Times in 16 Posts
KALARIPAYAT (Ông tổ của Thiếu Lâm)

Kalaipaỷat thịnh hành khắp Ấn Độ, đặc biệt là ở miền Nam bang Keảla .Kalaipaỷat là môn võ thuật truyền thống đích thực có cội nguồn lâu đời. Sau đó thì những môn đệ của đức Phật đã phát triển ra các nước châu Á để rồi sau này trở thành võ thuật truyền thống hiện đại. Riêng ở Trung Quốc xưa , theo truyền thuyết thì chính ngài Bồ Đề Đạt Ma đã truyền bá môn võ thuật này đến đó.

Nguồn gốc:

Kalải là cây cổ thụ bắt rể từ bang Kelẩa , nơi cao nguyên Đecân tiếp giáp với biển, cành lá toả rợp khắp Ấn Độ. Võ kalảu xuất phát từ Kalaipaỷat , binh thư đồ trận của nữ thần chiến tranh Ấn Độ Mahakali , có một chút lịch sử lâu đời. Theo những văn bản xưa còn lưu lại, quyền phổ Sutẳkinh)ghi các chiêu thức và huyệt đạo con người, võ kalải đã được hệ thống hoá một cách khoa học cách nay hơn 3000 năm . Các võ sư Kalải đều là những người minh triết chẳng hạn như Bồ Đề Đạt Ma là một .

Võ Công:

Võ Kalải được truyền dạy và rèn luyện trong các ngôi đền thờ tổ sư nữ thần Mahakali và các võ sư bậc thầy tiền bối . Bắt đầu buổi tập luyện, các võ sinh thực hiện nghi lể bái tổ, nằm phủ phục trước bàn thờ có ảnh tượng của nữ thần . Nội dung tập luyện gồm có phần khởi động trước tiên,chung cho các bộ môn, sau đó tuỳ trình độ của người thụ giáo : quyền pháp, võ công nội ngoại , vũ khí, y võ huyệt đạo. Khởi động là những động tác lặp đi lặp lại đủ bốn hướng có mục đích làm mềm dẻo các cơ khớp và thư giản thần kịnh

Quyền pháp Kalải được diển mềm mại uyển chuyển như múa, như thể nghi thức thờ phụng. Các nhà nghiên cứu võ học tự hỏi phải chăng công lao của các nhà sư Thiên Trúc là du nhập hình thái này vào đất Trung Nguyên ươm trồng, sau này nảy nở phát triển thành nhu quyền. Về các coâng phu nội ngoại công , các võ sư Kalải biểu diễn đi chân không trên than hồng, nằm lưng trần trên mãnh chai vỡ, nằm cho ô tô chạy qua trên tấm ván đặt ở bụng, dùng kìm kẹp vào các bắp cơ không chút hề hanVới những đặc dị công phu, võ sư Baảti cầm cái chảo kim loại hơ vào lửa trong nửa tiếng đồng hồ , tay không phỏng . Đôi tay ông còn có sức mạnh bẻ gãy cây thông mà sáu người lực lưỡng không sao làm được. Võ sư Xiĩla biểu diễn khinh công tĩnh toạ hoa sen treo lơ lửng trên không trung ,với một tay níu sợi dây mãnh, đánh bằng đay , cột hai đầu hai cây sào dài trồng thẳng đứng.

Vũ khí:

Các loại vũ khí cổ xưa vẫn còn truyền dạy như kiếm, đao, Các võ sinh biểu diễn song đấu vũ khí thật như : đao, kiếm thép nặng và bén, họ múa vùn vụt , vũ khí chạm nhau loảng choảng, nhưng họ không hề hấn gì. Loại thiền trượng rất được nhân dân ưa thích, ai cũng tập . Gậy ngắn Silamban cũng được ưa chuộng, phổ biến đến độ ai cũng có thể cầm một khúc gổ ngắn làm vũ khí tấn công hoặc tự vệ rất hữu hiệu. Các cao thủ loan Silamban kín đến mức cách xa chừng ba thước gạch đá ném không lọt trúng người. Còn có những thứ vũ khí đặc thù của xứ Ấn Độ như Onta, hình thù như ngà voi, dài khoảng 4 dm dùng để điểm huyệt. Người Ấn vận xà rông , chiếc thắt lưng cũng là vũ khí khi cần, gọi là Uỉmi , dây thép mõng và bén như liễu diệp kiếm của các hiệp khách diệu thủ Trung Hoa quấn quanh ẹo Một thứ vật dụng cũng được coi là vũ khí là chiếc khăn Ururoly, dân lao động hay vắt vai lau mồ hôi ở xứ nắng nóng. Giới giang hồ võ lâm Trung Hoa cũng sở trường cân phắp phép đánh khăn).

Y võ :

Còn một điểm tương đồng đáng nói giữa hai nền võ thuật Ấn Độ và Trung Hoa là các võ sư Kalải hay Thiếu Lâm ( hiện nay thông dụng để gọi chung võ thuật Trung Hoa) đều có thể điểm huyệt để vô hiệu hoá đối phương trong chiến đấu hay chữa bệnh không cần thuốc thạng Quyền phổ của Kalải được ghi lại thành kinh Sủta có hơn 3000 năm , mô tả vị trí , chức năng của 108 huyệt đạo trên cơ thể con người cùng phương pháp chữa trị bệnh và phục hồi sức khoẻ, chia ra hai loại : 96 yếu huyệt khi chạm vào gây thương tích trầm trọng hay liệt bại, còn 12 hiểm huyệt gây tử vong . Các nhà nghiên cứu võ học càng thêm thắc mắc , phải chăng công đức vô lượng của Thiền Sư Bồ Đề Đạt Ma được tôn vinh tổ sư võ thuật là phổ độ nền võ thuật Trung Hoa cái bí kíp của võ Kalải thông qua các nhà sư chùa Thiếu Lẩm Ngày nay , người Nhật Bản vốn là người học trò nhậy bén, các võ sư , các nhà võ học Nhật không chỉ hành hương đất thánh chùa Thiếu Lâm ,mà còn cất công lặn lội tới cội nguồn Kalải tận Thiên Trúc.

Dĩ nhiên với sự phát triển rộng khắp, người ta vẫn thấy có đôi nét khác biệt giữa Kalải của miền Bắc và miền Nam Ấn Độ. Dù là một môn võ mà mỗi Kalải đều có nét đặc thù , nhưng những võ sư chuyên nghiệp vẫn đồng bộ hoá các thứ vũ khí trong khâu tập luyện. Ngoài ra, họ còn chế tạo ra những loại dầu đặc biệt dùng để xoa bóp cho các môn sinh khi cần gọi là uzhilchịl

Shể Naayảna , vị thầy tinh thần của Kalải Smaảka Vallbhatta ở Chavakkad tỉnh Trichủ là vị tiêu biểu cho việc vừa truyền võ thuật , vừa chửa bệnh.

Đặc trưng những bài tập Kalải ở giai đoạn đầu của người tập võ là một chuỗi gồm 18 động tác duyên dáng và chính xác liên kết với nhau thật chặt chẻ. Sau đó các môn sinh sẽ được thầy lựa chọn để tu luyện tiếp mà thành người hoàn thiện. Tu luyện để tìm ra bản ngã của chính mình. Ở giai đoạn cuối cùng này , các môn sinh bắt đầu sử dụng các thứ vũ khí chiến đấu theo truyền thống.

Bởi vậy, cuộc lựa chọn này rất quan trọng đối với những môn sinh . trong suốt thời gian chọn lựa , họ phải chứng tỏ mình không phạm phải một hình ảnh xấu nào khi tham dự các trận đấu tranh tài. Lúc này, ngoài việc biểu diễn những bài đã học về kỷ thuật chiến đấu, thị , thần lực lại chiếm một vị trí quan trọng , sự tập trung thị lực giúp cho họ lấy lại sự cân bằng cho cơ thể trong lúc lâm trận để bước vào giai đoạn thực hiện các động tác khác.

Những môn sinh của Kalải gọi những điểm trọng yếu của môn võ truyền thống này là Máma . Máma có nghĩa là điều cốt yếu đối với những ai đang chiến đấu và chữa trị. Nó nâng cao lòng tin cho các môn sinh ngay khi xuống tay hạ sát một đối thủ. Bài học trọng yếu này do Ayuvedỉc Suủta Samhita thống kê lại gồm 107 điểm và 64 điểm được coi như là những nơi dễ bị thương tổn lúc chiến đấu trước địch thủ.

Thầy sẽ chỉ cho môn sinh tất cả những điểm trọng yếu , đồng thời cũng chỉ luôn cách tấn công và cách phòng ngự.

VN_Quetoi
Back to top



Các chủ đề khác cùng chuyên mục này:

Tài sản của ngoctulaa

Chữ ký của ngoctulaa
[SIZE="6"][COLOR="Blue"] nhớ nhà[/COLOR][/SIZE]
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Old 20-04-2008, 07:46 AM
ngoctulaa's Avatar
ngoctulaa ngoctulaa is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: Nơi có Tình Yêu em dành cho anh
Bài gởi: 617
Thời gian online: 56 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 27 Times in 16 Posts
Võ ta là Võ Việt, Võ Tàu là của Trung Hoa.

Cho đến nay, ngay trong giới hoạt động võ thuật, vẫn có không ít người cho rằng võ Việt Nam chỉ là một phiên bản của võ thuật Trung Quốc. Những người này còn đưa ra một số bằng chứng, như tên gọi đòn thế, tên bài quyền của võ Việt Nam và võ Trung Quốc đều có những nét giống nhau. Sự thật ra sao?

Từng gắn bó với hoạt động võ thuật cổ truyền Việt Nam hơn 40 năm qua, được dịp tiếp xúc nhiều bậc võ sư của cả hai nền võ thuật Việt Nam và Trung Quốc hoạt động khắp ba miền Nam - Trung - Bắc, chúng tôi chưa hề nghe các bậc tiền bối nói rằng võ Việt Nam là một phiên bản hoặc chi phái của võ Trung Quốc! Các cụ bao giờ cũng xác định khá rạch ròi “võ Ta và võ Tàu là hai nền võ thuật khác nhau”.

Khác về lời thiệuTrước hết là sự khác nhau về ngữ nghĩa. Võ Ta là loại võ thuật của chúng ta - những người Việt có nguồn gốc con Hồng cháu Lạc. Còn võ Tàu là loại võ thuật của những người Hán của đất nước Trung Hoa, trong quá khứ vẫn thường sử dụng để tấn công nước Việt. Từ “Ta” và “Tàu” đã cho thấy một bên là yếu tố nội sinh của chúng ta, còn một bên là yếu tố ngoại nhập, của những người không cùng nòi giống.

Sự khác nhau về võ Ta và võ Tàu còn có thể nhận thấy trong tên gọi những đòn thế trong một bài quyền (còn gọi là bài thảo). Tất cả những bài võ Ta hiện đang lưu truyền khắp ba miền đều có một bài thơ kèm theo, gọi là thiệu. Các bài thiệu này được làm theo các thể thơ quen thuộc của người Việt thời xưa như: thất ngôn (mỗi câu thơ có 7 từ), tứ tự (mỗi câu thơ có 4 từ), ngũ ngôn (mỗi câu thơ có 5 từ), lục bát (câu 6 từ liền với câu 8 từ), song thất lục bát (hai câu 7 từ liền với hai câu lục bát)…

Những từ sử dụng trong các bài thiệu này cũng khá đa dạng: chữ Nho, chữ Nôm, hay xen kẽ chữ Nho với chữ Nôm. Chẳng hạn như: “Chống roi đứng thủ Thần Đồng, Bắt qua bên trái, đánh càn lưỡng biên” (bài roi Thần Đồng), “Lão mai độc thọ nhứt chi vinh, Lưỡng túc khinh khinh tấn bộ hoành” (bài quyền Lão Mai). Trong khi võ Tàu cũng có thiệu, nhưng rời rạc từng câu, không kết hợp thành một bài thơ. Ví dụ mấy câu thiệu trong bài Mai Hoa Quyền của võ Tàu: “Tướng quân bái tổ, Song cung bảo nguyệt. Lưỡng thủ tảng quyền, Nhị long nhập động. Song chỉ cầm long…” hay mấy câu thiệu trong bài Thái Cực Quyền của võ Tàu: “Khởi thế, Dã mã phân tung. Bạch hạc lượng xí, Tả hữu lâu tất ảo bộ. Tả huy tì bà…”.

Khác về phương pháp huấn luyện

Cũng trong quá trình thể hiện, những bài quyền, thảo, binh khí, võ Ta hầu như chỉ triển khai theo hai hướng chính là hướng trước mặt và hướng sau lưng, còn các hướng trái phải tuy cũng có thể có triển khai nhưng rất ít, nghĩa là những bài quyền, bài binh khí võ Việt triển khai theo đồ hình nét sổ trong chữ Hán (l). Trong khi đó, các bài võ Tàu, cả quyền thảo lẫn binh khí, được triển khai rất nhiều hướng với các đồ hình khá đa dạng: 4 hướng, 8 hướng… thậm chí mang tính ngẫu hứng, như trong Túy quyền, Thái cực quyền…

Trong phương pháp giảng dạy truyền thống của võ Ta và võ Tàu cũng khác nhau. Các bậc thầy võ Ta ngày xưa thường dạy theo phương pháp từ tổng hợp đến phân tích. Cụ thể là dạy bài quyền trước rồi phân tích thành đòn thế sử dụng sau. Còn võ Tàu thì dạy theo phương pháp từ phân tích đến tổng hợp: võ sinh bước đầu tập từng đòn căn bản, sau mới tập đến các bài quyền vốn là tổng hợp của những đòn căn bản.

Tóm lại, võ Ta khác hẳn võ Tàu, nghĩa là võ Việt Nam chắc chắn không phải là phiên bản của võ Trung Quốc. Dĩ nhiên quá trình giao lưu văn hóa Việt Hoa trong lịch sử hai dân tộc đã dẫn tới sự ảnh hưởng của võ Tàu trên võ Việt là điều không tránh khỏi. Nhưng cũng như trên các lãnh vực văn hoá khác, các bậc tiền bối võ Việt Nam đã tiếp thu những cái hay của võ Trung Quốc, nhưng đã biến đổi cho phù hợp với con người Việt Nam, cho nền võ học Việt Nam ngày thêm phong phú, góp phần tích cực vào công cuộc bảo vệ và mở mang đất nước Việt Nam trường tồn.

HỒ TƯỜNG
Tài sản của ngoctulaa

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

Từ khóa được google tìm thấy
bài quyền kalaripayat, hoc võ kalaripayat, kalaripayat, kalaripayat la gi, sủta, truyen thuyet mahakali, võ kalaripaya, võ kalaripayat, vo kalaripayap, vo kalaripayat, vo kalaripayat., vo thuat kalaripayat, vo thuat kalaripayt, võ kalaripayat



©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™