Nếu bạn muốn tìm ngõ Anh Đào, bạn chỉ cần hỏi anh cảnh sát đứng ở ngã tư. Anh ta sẽ kéo lệch cái mũ về một bên, gãi gãi đầu, nghĩ một chút rồi chỉ ngón tay mang găng trắng to xù và nói: “Trước hết, bạn rẽ về tay phải, sau đó về bên trái rồi cứ đi thẳng là đến. Xin chào!”
Và chắc chắn nếu bạn theo đúng lời chỉ dẫn của anh cảnh sát, bạn sẽ tới chính giữa ngõ Anh Đào, một bên là một dãy nhà, bên kia là công viên và ngay ở giữa đường có một hàng cây anh đào đang lay động trước gió.
Nếu bạn đi tìm số nhà 17 – và chắc đúng là như thế vì tập truyện này sẽ kể về những sự kiện về ngôi nhà đó - bạn sẽ tìm thấy ngay thôi. Để mở đầu, phải nói đó là nhỏ nhất trong ngõ. Ngoài ra, đó là ngôi nhà có vẻ tàn tạ nhất và cần phải quét vôi lại. Ông Ben, chủ nhân ngôi nhà, trước kia đã hỏi ý kiến vợ ông là bà thích có một ngôi nhà đẹp đẽ, sạch sẽ, đủ tiện nghi hay là thích có bốn đứa con. Nhưng nếu bà lại thích cả hai thì không được vì ông không đủ khả năng.
Bà Ben sau khi suy nghĩ kỹ đã đi đến một quyết định: bà đã có cô gái đầu lòng là Giên, kế đó là cậu Maicơn và sau nữa là một cặp sinh đôi một trai, một gái, Giôn và Bacbara – đó là những đứa con út. Công việc gia đình đã thu xếp như vậy. Gia đình ông Ben đã dọn đến ở ngôi nhà số 17 cùng một bà già nấu bếp là bà Brin, cô hầu gái Êlen phục vụ các bữa ăn và anh Rôbơcxơn chuyên làm các công việc xén bãi sân cỏ, mài dao, đánh giầy và như ông Ben vẫn hay phàn nàn: “ Anh ta chỉ bỏ phí thì giờ và phí tiền của mình”.
Bà Ben sau khi suy nghĩ kỹ đã đi đến một quyết định: bà đã có cô gái đầu lòng là Giên, kế đó là cậu Maicơn và sau nữa là một cặp sinh đôi một trai, một gái, Giôn và Bacbara – đó là những đứa con út. Công việc gia đình đã thu xếp như vậy. Gia đình ông Ben đã dọn đến ở ngôi nhà số 17 cùng một bà già nấu bếp là bà Brin, cô hầu gái Êlen phục vụ các bữa ăn và anh Rôbơcxơn chuyên làm các công việc xén bãi sân cỏ, mài dao, đánh giầy và như ông Ben vẫn hay phàn nàn: “ Anh ta chỉ bỏ phí thì giờ và phí tiền của mình”.
Ngoài những nhân vật trên dây, tất nhiên còn có cô bảo mẫu Kati, nhưng cô ta sẽ không đáng được nói tới trong truyện này vì trong lúc tôi đang kể đây thì cô ta vừa đi khỏi ngôi nhà số 17.
Bà Ben bảo:
- Cô ta thôi việc mà không xin phép ông, không một lời báo trước ư? Bây giờ tôi làm thế nào đây?
Ông Ben vừa đi giầy vừa đáp:
Bà đăng báo vào mục giao vặt “Cần người làm” chứ sao! Tôi thì chỉ mong cái anh Rôbơcxơn cũng cứ lẳng lặng bỏ đi cho xong vì lần này nữa, anh ta chỉ đánh xi có một chiếc giầy của tôi, còn chiếc kia bẩn nguyên. Tôi sẽ trông như bị lệch về một bên!
Bà Ben nói:
- Cái đó chẳng có gì là quan trọng cả. Ông vẫn chưa nói xem tôi sẽ phải giải quyết vấn đề cô bảo mẫu Kati như thế nào!
Ông Ben đáp:
Tôi không biết bà có thể làm gì nữa vì cô ấy đã “biến” mất rồi. Nhưng nếu tôi ở đại vị bà – tôi nói là tôi ấy – tôi sẽ cho đăng trên tờ báo “Tin buổi sáng” rằng các em nhỏ Giên, Maicơn, Giôn và Bacbara (không nói gì tới bà mẹ chúng) hiện đang cần một cô bảo mẫu đẹp người, tốt nết với tiền lương ít nhất, và cần có ngay. Thế rồi tôi sẽ ở nhà đợi các cô đến xin việc nối đuôi nhau xếp hàng ngoài cổng làm tắc nghẽn giao thông khiến tôi bực cả mình. Thôi, bây giờ tôi phải đi đây. Úi chà! Trời lạnh như trên Bắc cực vậy. Gió thổi theo hướng nào vậy?
Ông vừa nói vừa thò đầu ra ngoài cửa sổ và nhìn xuống phía cuối ngõ nơi có ngôi nhà ông đô đốc hải quân Bum ở góc đường. Ngôi nhà ông ta to nhất ngõ này và dân trong ngõ rất tự hào về ngôi nhà đó vì nó xây giống hệt như một con tàu biển. Trong vườn có một cây cột cờ và trên mái nhà có một cái chong chóng chỉ chiều gió, mạ vàng và trông giống như một cái kính thiên văn.
Ông vội thụt ngay dầu vào và kêu lên:
- À, kính thiên văn của ông đô đốc chỉ chiều gió Đông. Tôi cúng nghĩ như vậy. Lạnh thấu xương. Tôi sẽ phải mặc hai cái áo khoác ngoài dây.
Nói xong, ông lơ đãng hôn lên một bên mũi bà vợ, vẫy vẫy tay chào các con rồi đi vào Thành phố.
Thành phố là nơi hàng ngày ông Ben vẫn tới, tất nhiên là trừ những ngày chủ nhật và trừ những ngày Ngân hang đóng cửa. Tới sở, ông ngồi vào một cái ghế lớn ở trước một cái bàn giấy to tướng và bắt đầu làm việc. Ông làm việc suốt cả ngày và đến chiều, ông bỏ tiền lương vào trong cái túi xách nhỏ màu đen và về nhà. Đôi khi ông cho Giên và Maicơn mấy đồng tiền để bỏ ống nhưng hôm nào không có thì ông bảo: “Ngân hàng phá sản rồi” và các con ông biết là hôm ấy ông không có nhiều tiền.
Vậy là ông Ben đã xách cái túi ra khỏi nhà: và bà Ben thì đã vào phòng khách, ngồi suốt cả ngày trong đó, viết bao nhiêu bức thư dài gửi tới các báo nhờ họ kiếm giúp bà mấy cô bảo mẫu mà bà đang đợi. Và ở trong phòng trẻ nhỏ trên gác, Giên và Maicơn đang ngó ra ngoài cửa sổ để xem có ai đi tới không. Chúng cũng rất thích là cô Kati không còn ở đây nữa vì chúng không mến cô. Cô ta đã nhiều tuổi, béo mập và người cô lúc nào cũng sự mùi nước thuốc nấu bằng lúa mạch. Chúng cho rằng bất kỳ cô bảo mẫu nào cũng còn hơn cô Kati, hơn nhiều là đằng khác!
Khi trông ra công viên thấy buổi chiều đã tà, bà Brin và cô Elen đi lên phòng cho chúng ăn bữa tối và tắm rửa cho hai em bé sinh đôi. Ăn xong, Giên và Maicơn ra ngồi bên của sổ đợi ông Ben về và nghe tiếng gió thổi quanh cành anh đào trụi lá ngoài ngõ. Trong ánh chiều mờ mờ, đám cây lay động, bị gió thổi dạt về một phía, uốn cong hẳn xuống như sắp bật cả rễ lên…
Bỗng nhiên Maicơn chỉ tay vào một bóng người vừa đâm sầm vào cổng và kêu lên:
- Bố về kia rồi!
Và cô bé Giên cố nhìn vào khoảng tối sẫm dần. Giên bảo:
- Không phải bố đâu. Ai đấy không biết!
Thế rồi bong người đó thu mình lại, cúi xuống tránh luồng gió, mở then cổng và hai đứa trẻ lúc này đã nhận ra đó là một phụ nữ, một tay giữ mũ đội trên đầu và một tay xách cái túi. Hai đứa trẻ đang chăm chú theo dõi, bỗng có một chuyện lạ lùng xảy tới. Bóng người đó vừa vào tới bên trong cổng thì bị gío thổi bay lên trên không và đưa vào ngay cửa ra vào của ngôi nàh, cả người và túi xách nữa. Khi bong người rơi xuống, cả ngôi nàh rung lên và hai đứa trẻ nghe thấy một tiếng “Ầm!” ghê gớm.
Maicơn bảo:
- Hay quá nhỉ! Từ trước tới nay, em chưa thấy như thế bao giờ!
Giên nói:
Chúng mình chạy ra xem đấy là ai nhé. Em nắm tay Maicơn lôi đi khỏi chỗ cửa sổ đang đứng, đi qua phòng trẻ em và ra tới hành lang. Đứng ở đó, chúng có thể nhìn rõ những gì đang diễn ra ở gian sảnh trước nhà.
Lúc này, chúng nhìn thấy bà mẹ từ trong phòng khách đi ra, có một người khách đi vào. Giên và Maicơn thấy người phụ nữ mới tới này có mái tóc đen bong láng. Giên nghĩ thầm:
Giống như một con búp bê Hà Lan làm bằng gỗ ấy.
Cô ta vóc người mảnh mai, bàn chân bàn tay to và có cặp mắt nhỏ màu xanh. Bà Ben đang nói:
- Rồi cô sẽ thấy các cháu rất ngoan! Maicơn dung khuỷu tay hích mạnh vào cạnh sừơn Giên một cái. Bà Ben lại nói tiếp:
- Và chúng nó cũng không quấy đảo gì đâu.
Nhưng nghe giọng bà thì dường như chính bà cúng không tin vào điều bà vừa nói. Hai đứa bé nghe thấy cô khách “khịt khịt” mũi như thể cô cũng không tin là như thế.
Bà Ben lại nói:
- Nào, cô có giấy chứng nhận chứ? Cô khách đáp:
- Ồ, em đi làm chẳng bao giờ có cái lệ phải có giấy chứng nhận cả!
Bà Ben trố mắt, bảo:
- Tôi nghĩ là thường phải có đấy chứ, tôi muốn nói là tôi thấy người ta vẫn làm như thế mà.
Giên và Maicơn lại nghe thấy giọng nói nghiêm nghị của cô kia:
Em nghĩ ngày trước mới có kiểu đó, nay không còn kiểu đó nữa, hoàn toàn lạc hậu rồi, thưa bà!
Có một điều mà bà Ben rất e ngại, đó là tỏ ra mình là người lạc hậu. Bà không chịu được nếu bị coi là không hợp thời. Bà vôi đáp:
- Thế thì được lắm, ta sẽ không nhắc tới chuyện đó nữa. Tôi chỉ hỏi là về phía cô, cô có cần đưa giấy tờ ra hay không thôi mà! À, phòng bọn trẻ ở trên gác đấy!
Bà dẫn cô đi vào lối lên thang gác, vừa đi vừa nói luôn miệng. Vì bà còn mải nói nên bà không biết chuyện gì đang diễn ra sau lưng nhưng Giên và Maicơn đứng ở trên gác nhìn xuống thấy rất rõ: cô khách này đang làm một việc rất khác thường.
Cô đi theo bà Ben lên gác nhưng không bước lên các bậc như ta thường đi. Hai tay xách cái túi to, cô cưỡi lên tay vịn cầu thang gác, trượt lên rất nhẹ nhàng và lên tới hiên gác cùng một lúc với bà Ben. Cưỡi lên tay vịn mà đi lên được, Giên và Maicơn thấy chưa có ai làm như thế bao giờ. Tất nhiên cưỡi lên tay vịn mà trượt xuống thì được vì chúng thường làm luôn. Nhưng trượt lên thì chưa bao giờ cả! Chúng tò mò chăm chú nhìn cô khách lạ kì này.
Thưa bà, thật là gọn gang, ngăn nắp quá! Bà mẹ thở phào nhẹ nhõm. Cô khách lại nói:
Thật là tốt – Em rất thích. - Vừa nói cô vừa chùi mũi bằng một cái mùi xoa trắng to tướng có sọc đỏ.
Bà Ben chợt trông thấy hai đứa bé:
Này, các con, đứng làm gì ở đấy thế? Đây là cô Mêry Pôppin, cô bảo mẫu mới của các con đấy! Giên, Maicơn, các con chào cô đi nào! – Bà chỉ vào hai đứa nhỏ nằm trong nôi – Đây là hai cháu sinh đôi!
Cô Mêry nhìn chằm chằm hết đứa này đến đứa kia như thể suy nghĩ xem cô sẽ có yêu mến chúng hay không.
Maicơn cất tiếng hỏi:
- Cô thấy chúng cháu thế nào? Bà mẹ nói:
- Này, Maicơn, chớ có hư nào!
Cô Mêry tiếp tục nhìn bốn đứa bé như để nghiên cứu. Thế rồi cô khịt mũi một cái thật dài và thật kêu.
HÌnh như cô đã quyết định xong, cô nói:
- Vâng, em sẽ nhận trông các cháu.
Về sau, khi kể chuyện lại cho chồng nghe, bà Ben bảo: “Thật cứ như cô ta nhận làm là một điều vinh dự cho mình!”
Ông Ben đang đọc báo, ông nghếch cái mũi lên một chút rồi lại cúi xuống ngay và nói:
- Có lẽ thế thật đấy!
Khi bà Ben đã đi xuống dưới nhà, Giên và Maicơn tới bên cô Mêry. Cô vẫn đứng yên như pho tượng, hai tay đan vào nhau trước bụng.
Giên hỏi:
- Cô tới đây bằng cách nào? Hình như gió thổi cô tới đây phải không cô?
Cô Mêry đáp ngắn gọn:
- Đúng đấy!
Cô bắt đầu tháo khăn quàng cổ và mũ ra rồi khoác chúng lên cái cọc mắc màn. Cô chẳng nói thêm câu gì nữa, tuy cô vẫn luôn khịt mũi, và Giên cũng chẳng hỏi nữa. Nhưng khi cô cúi xuống để mở cái túi xách ra thì Giên và Maicơn đều ngạc nhiên vì thấy trong túi không có gì cả. Giên nói:
- Ô hay, sao trong túi chẳng có cái gì cả?
Cô Mêry đáp:
- À, cháu thấy không có gì ư? – Cô đứng thẳng người lên, có vẻ như vừa bị xúc phạm. – Cháu bảo là trong đó không có gì à?
Nói đoạn, cô lấy ngay ra một cái tạp dề trắng có bột và quàng nó quanh mình. Tiếp đó, cô lấy ra một bánh xà phòng to nhãn hiệu “Mặt trời”, một cái bàn chải đánh răng, một gói cặp tóc, một lọ nước hoa, một cái ghế xếp và một hộp kẹo ngậm ho.
Giên và Maicơn trố mắt nhìn. Maicơn thì thầm:
- Nhưng lúc nãy, em nhìn thấy túi rỗng không mà!
Giên kêu lên “Ô, này!” khi em nhìn thấy cô Mêry lấy ra một cái chai to có dán nhãn “Uống một thìa cà phê trước khi đi ngủ”.
Ở cổ chai có cài một cái thìa nhỏ. Cô Mêry rót ra một thìa nước màu đỏ.
Mai cơn tò mò hỏi:
- Đấy là thuốc của cô phải không? Cô Mêry đáp:
- Không phải của cô mà là của cháu đấy!
Cô chìa cái thìa ra. Maicơn trố mắt, nhăn mũi, chối đây đẩy:
- Cháu không uống đâu! Cháu không cần uống thuốc mà!
Nhưng cô Mêry lừ mắt nhìn em và bỗng Maicơn thấy khó mà trái lời cô
– Con người cô Mêry có một cái gì kỳ lạ, vừa đáng sợ, vừa hấp dẫn. Cái thìa đã đưa tới gần miệng. Maicơn nín thở, nhắm mắt và hớp lấy.
– Ôi, ngon quá!
– Maicơn khau khua lưỡi trong miệng. EM nuốt ực và cười khoái trá. Em kêu lên thích thú:
- Nước kem dâu đấy, cô cho em uống nữa đi…nữa…nữa…!
Nhưng cô Mêrt, với vẻ mặt vẫn nghiêm nghị như lúc trước, đã đang rót cho Giên một thìa. Thứ nước gì xanh xanh, vàng vàng, long lánh ánh bạc. Giên nếm một chút và thè lưỡi liếm môi, nói:
- À, thuốc bổ có vị chanh quả. – Nhưng khi em thấy cô Mêry cầm cái chai đi tới gần hai em bé sinh đôi thì em vội chạy tới. - Ồ, không đâu! Chúng nó còn bé, uống thứ đó không tốt đâu! Cô đừng cho uống!
Nhưng cô Mêry chẳng để ý tới câu Giên vừa nói, đưa mắt lườm em để cảnh cáo và đưa cái thìa vào miệng bé Giôn – Bé mút mút ngon lành, có vài giọt rớt ra tren cái yếm dãi. Giên và Maicơn nhìn thấy mới biết lần này là một thìa sữa. Thế rồi Bacbara cũng được một thìa, em bé đã uống hết lại cờn liếm thìa hai lần.
Tiếp đó, cô Mêry lại rót ra một thìa nữa và trịnh trọng đưa lên miệng uống. Cô nói:
- Nước “mơ” đấy!
Cô liếm môi rồi đậy nút chai lại.
Giên và Maicơn ngạc nhiên trố mắt nhìn nhưng chúng chẳng còn thì giờ đâu mà ngạc nhiên nữa vì cô Mêry đã đặt cái chai có phép lạ này lên mặt lò sưởi, rồi quay lại bảo:
- Nào, bây giờ, các cháu vào giường ngay lập tức.
Cô bắt đầu cởi bớt quần áo ngoài cho hai chị em. Hai đứa bé nhận thấy mọi khi, cô Kati cởi khuy và các móc cài quần áo cho chúng, rất là vất vả, khó nhọc vậy mà với cô Mêry chỉ một thoáng là xong. Chưa đầy một phút chúng đã nằm yên vị trên giường và dưới ánh đèn dêm lờ mờ, chúng ngó xem cô Mêry lấy nốt các thứ trong cái túi xách ra. Cô lấy ra những bẩy cái áo ngủ bằng len mỏng, bốn cái áo ngủ vải sợi bong, một đôi giầy, một bộ bài đômimô, hai cái mũ bơi và một quyển an bum bưu ảnh. Cuối cùng, là một cái giường gấp, có đầy đủ chăn đệm nhồi lông vịt, cô đặt cái giường đó vào khoảng giữa hai cái nôi của Giôn và Bacbara.
Giên và Maicơn ngồi nhổm lên để xem. Chúng kinh ngạc quá đỗi nên không biết nói như thế nào nữa. Nhưng cả hia chị em đều thấy rằng ở số nàh 17, ngõ Anh Đào này đã có những cái thật lạ lùng và kỳ diệu.
Cô Mêry trùm một cái áo ngủ lên đầu, bắt đầu cởi áo ngoài, như thể đứng trong một cái lều vây. Maicơn rất thích thú về cô bảo mẫu mới này, không thể nhịn được nữa, em gọi cô:
Cô Mêry ơi, cô ở mãi đây với chúng cháu nhé!
Từ bên trong cái áo ngủ, không có tiếng trả lời, Mai cơn sốt ruột lại gọi tiếp, vẻ lo lắng:
- Cô Mêry ơi, cô cứ ở đây mãi nhé!
Cô Mêry đã thò đầu qua cái áo ngủ. Trông cô như đang cáu. Cô nói doạ:
- Cô còn nghe thấy cháu nói một câu nào nữa, là cô gọi cảnh sát đấy!
Maicơn ngoan ngoãn nói:
- Cháu chỉ nói là chúng cháu mong cô đừng có đi đâu nữa thôi mà.
Em nằm im, cảm thấy như đang đỏ mặt xấu hổ. Cô Mêry chằm chằm nhìn Maicơn rồi nhìn Giên, im lặng. Rồi cô lại khịt mũi.
Cô nói ngắn gọn: “Cô sẽ ở đây cho tới khi nào gió đổi chiều”, rồi cô thổi tắt ngọn nến và đi nằm.
Maicơn lẩm bẩm: “Như vậy thì hay quá!” Nửa như tự nói với mình, nửa như nói với chị. Nhưng Giên có nghe thấy đâu! Cô bé còn đang suy nghĩ về mọi cái vừa diễn ra và vẫn còn chưa hết ngạc nhiên…
Thế là cô Mêry Pôpin đã đến ở ngôi nhà số 17 ngõ Anh Đào. Mọi người trong nhà này, tuy đôi khi cũng mong được sống những ngày yên ổn, bình thường như khi cô bảo mẫu Kati còn trông nom công việc nội trợ nhưng cũng đều thấy thích thú có cô Mêry đến ở đây. Ông Ben rất bằng lòng vì cô đã tự đến. Bà Ben cũng hài lòng vì bà có thể khoe với mọi người là cô bảo mẫu của các con bà rất hiện đại, không cần đưa giấy chứng nhận. Bà Brin và cô Êlen cũng vui vì họ có thể ngồi trong bếp uống nước chè đặc suốt ngày, không phải cho lũ trẻ ăn uống. Anh Rôbơxơn cũng thích vì cô Mêry chỉ có một đôi giầy và cô tự đánh lấy giầy.
Nhưng không ai biết đuợc là cô Mêry Pôppin suy nghĩ những gì vì cô chẳng nói chuyện với ai bao giờ…