Tâm Hồng rón rén bước về phía hành lang, hành lang dài hun hút, tối đen và lạnh lẽo những chiếc cột trụ to dọc theo bờ tường, chập chờn những chiếc bóng đen ngã dài theo bước đi tạo một cảm giác thê lương. Đôi chân trần đặt trên nền đất lạnh, Ngọn bạch lạp trên cánh tay nhỏ, toàn thân run rẩy trong chiếc áo ngủ màu trắng, Tâm Hồng rón rén đi tới trước. Nỗi lo sợ, kinh hãi và sự mong muốn mãnh liệt tràn ngập tâm hồn nàng. Nhìn quanh tứ phía, dọc theo hành lang, sao nhiều cửa quá thế này ? Nhưng họ đã dấu mẹ Ở nơi nào đây ? Mẹ Ơi! Mẹ! Bốn bề vẫn yên lạnh, yên lặng một cách lạ lùng ghê sợ! Mẹ Ơi! Mẹ! Một giọt nến nóng bỏng nhỏ xuống tay, Hồng giật thót mình lên, Trời ơi! Mẹ Ơi! Mẹ! Hồng dừng lại, nghe nghóng. Bỗng từ bên trong một cánh cửa phát ra một tiếng kêu dễ sợ, tiếng kêu như muốn xé nát tim người. Mẹ Ơi! Mẹ! Hồng chạy tới, đập mạnh lên tiếng cửa, gào to:
- Mẹ Ơi! Mẹ Ơi! Mẹ.
Cửa mở, dáng Cha Hồng cao và gầy chận ngay cửa, dáng dấp nhỏ bé của Hồng được nâng cao lên. Giọng nói của cha mệt mỏi và đau thương:
- Tâm Hồng, ngoan nào! Không thể vào đây được, mẹ con mất rồi!
- Mẹ Ơi! Mẹ Hồng khóc thật to, vùng vẫy trong tay Cha - Con chỉ muốn mẹ à! Con chỉ muốn vào với me.
Mẹ Ơi! Mẹ! Đầu Hồng nặng trĩu ngã sang một bên. Mẹ Ơi! Mẹ! Ngoài hang lang dài tiếng vang dội lại. Mẹ Ơi! Mẹ... Hồng như rơi vào lòng bể băng giá, nàng thấy mình thật yêu ớt, cô độc và mất cả điểm tựa. Mẹ Ơi! Mẹ! Nàng vùng vẫy, la hét không thôi. Nàng muốn bỏ chạy ra khỏi hàng lang này, nàng vùng vẫy, vùng vẫy...
- Tâm Hồng! Hồng! Thức dậy đi con, lại nằm chiêm bao nữa ư ? Hồng!
Một bàn tay thật ấm ve vuốt trán nàng, Hồng chợt tỉnh, nàng thở phào nhẹ nhõm. Đôi mắt vẫn mở trừng trừg chưa hết vẻ kinh hãi. Đèn trong phòng thật sáng, bốn bên vách dán đầy giấy hoa hồng chớ nào có chiếc hàng lang âm u nào đâu ? Chiếc màn cửa màu đỏ sậm vẫn lửng lơ trên cửa sổ. Ngọn đèn pha lê trên trần vẫn tỏ xuống những tia sáng dịu dàng ấm cúng. Hồng quấn tròn người trong chăn, trên tay đâu có vết nến nào đâu ? Nàng cũng không phải là cô bé bốn tuổi tìm mãi không thấy mẹ vì mẹ nàng, mẹ này đang ngồi cạnh nàng đây mà! Bà đang mỉm cười hiền từ nhìn nàng với đôi mắt lo lắng. Đưa tay lau những hạt mồ hôi trên trán Tâm Hồng, mẹ hỏi:
- Làm sao đấy hở Hồng ?
- Dạ! Không có chi mẹ. Cơn ác mộng đáng ghét quá! Hồng nói
- Dạ! Không có chi mẹ. Cơn ác mộng đáng ghét quá! Hồng nói nhưng vẫn không tránh được cơn run rẩy - Con có hét lên nữa hả mẹ ?
- Đúng thế, mẹ nghe tiếng con hét nên chạy vội qua xem chuyện gì, con thấy gì hở con ?
- Không... không có gì cả, con không nhớ. Tâm Hồng thờ ơ đáp, bất giác nhẹ chau đôi mày.
Bà Linh Phương buồn bã nhìn con. Bà biết Hồng vẫn nhớ, vì nói đã gọi mẹ kia mà. Tiếng gọi thật thê thảm, thật cô độc của một con bé trong đêm khuya. Nhưng bà cảm thấy hình như Hồng đã gọi người mẹ khác chứ không phải gọi bà. Bất giác bà rùng mình, lắc đầu để xua đuổi bao nhiêu tư tưởng hắc ám và miễn cưỡng cười với con:
- Thôi ngủ lại đi con! Nhưng nhớ đừng nằm mộng nữa nhé. Ờ hồi tối con uống thuốc chưa ?
- Uống rồi mẹ ạ.
Bà Linh Phương cúi xuống đắp lại chăn cho Hồng:
- Vậy thì ngủ đi, đừng nghĩ ngợi nhiều quá nghe con.
Tâm Hồng nhìn mẹ, cười ngượng:
- Con xin lỗi đã làm mẹ thức giấc.
Bà Linh Phương lắc đầu không đáp. Tiếng "Con xin lỗi làm mẹ thức giấc" kia lễ phép lắm, nhưng tại sao bà cảm thấy nó ngờ ngợ khách sáo và thiếu tình thân mật mẹ con thế nào ấy. Với Tâm Hà thì khác, nó sẽ ngã ngay vào lòng bà, nũng nịu nắm áo bà và không để cho bà đi, hoặc hét to: "Con không muốn mẹ đi, con muốn mẹ ngủ với con hà! ". Dĩ nhiên, có lẽ cũng vì Hà chỉ mới mười chín tuổi, còn Hồng thì đã hai mươi bốn tuổi rồi! Không nghĩ ngợi thêm, bà Linh Phương liếc nhìn con với cái nhìn buồn bã, rồi lặng lẽ bước ra ngoài.
Tâm Hồng nhìn theo bóng mẹ. Mãi đến lúc cánh cửa đóng chặt lại, nàng xô chăn qua bên và ngồi dậy. Khum người ôm chân, tựa cằm lên gối nàng ngồi thẫn thờ một lúc, rồi lại quay nhìn đồng hồ. Ba giờ sáng rồi, Hồng biết mình sẽ phải trằn trọc đến sáng. Gần đây, thuốc an thần hình như đã mất hết hiệu lực. Mỗi đêm sự trằn trọc đến sáng dã trở thành thói quen. Đêm khuya sao lại dài dằng dặc thế nào ?
Đẩy gối mền sang một bên. Tâm Hồng bước xuống giường, thay áo ngủ, cột chặt thắt lưng, đến đứng cạnh cửa sổ, kéo màn sang một bên. Cơn gió mùa thu phất vào người làm Hồng phải rùng mình mất lượt. Đêm lạnh như cắt. Khoanh tay trước ngực, nàng ngắm bóng đêm trước mặt, trên khoảng trời rộng bao la, trăng sắp rụng và sao lấp lánh lưa thưa. Ngắm mãi cánh sao trời Hông vẫn không biết mình định tìm kiếm cái gì đó. Gió đêm vi vu bên sườn núi xa xa. Cuối thu rồi, đêm sắp tàn rồi. Còn bao lâu nữa thì trời lại sáng ? Hồng vẫn mơ màng nhìn sao.
Một lúc sau ánh sao lặn trong bình minh, gió lại đến, Hồng nhắm mắt lại hít một hơi dài, lòng chợt lờ mờ nghĩ đến lời bản trường hận ca.
Tịch điện dinh phi tư tiêu nhiên
Cô đăng đào tận vị thành miên
Thất thất chung cổ sơ trường da.
Cảnh cảnh tinh hà dục sở thiên
Uyên ương ngõa lãng sương huê trọng
Phỉ thúy cẩm hàn thụy dữ cộng ?
Tu tu sinh tử biệt kinh miên
Hồn phách bất tăng lại phập phồng
Tạm dịch:
Cung điện tối tập lòe đom đóm
Trằn trọc hoài bên ánh dầu hao
Tiếng chuông đâu từng tiếng buông mau
Khung trời rộng ngàn sao lấp lánh
Trên mái ngói rơi đầy sương lạnh
Áo tơi này đơn lẻ ai chung ?
Cách xa nhau đã mấy năm tròn ?
Sao biền biệt bóng người không lại ?
Một thứ tình cảm chua xót theo từng câu thơ len lỏi vào tận đáy lòng nàng. Bất giác Hồng cúi đầu, đưa tay ôm mặt nức nở khóc. Một lúc sau nàng mới buông tay ra, thẫn thờ đi về phía bàn trang điểm. Ngồi xuống ghế, ngắm mình trong gương mặt trắng bệch với đôi khoen đỏ kia trong thật đẹp nhưng cũng thật bi thương ? Tại sao ? Tại vì sao đây ? Từ xa vợi, Tâm Hồng nghe như có tiếng nói, thật nhẹ nhưng cũng thật buồn vang vang bên tai:
- Anh sẵn sàng chết vì em! anh sẵn sàng chết vì em!
Hồng lắc đầu thật mạnh, tiếng nói kia chợt tắt. Tại sao ? Tại sao lại lạ lùng thế này ? Tâm Hồng chưa hề có bạn bè nào chết đi, chưa hề có! Vậy thì tất cả chỉ là ảo tưỏng, Phải, nàng biết tất cả chỉ là ảo tưởng. Những cơn ác mộng, ảo tưởng và tâm thần bất ổn như những màng nhện lúc nào cũng vây chặt không để nàng thoát khỏi. Như vậy sẽ có ngày rồi nàng sẽ phải chết trong ấy. Trời ơi! Không thể như thế được nàng phải cố gắng tranh đấu, chống trả. Tâm Hồng nhớ đến ngày mình vừa ra khỏi bệnh viện, bác sĩ Lý đã bảo:
- Cô Hồng, đừng nghĩ nhiều về những điều phiền muộn, phải vui lên, tìm thêm một số bạn bè, vui hưởng nhiều một chút!
- Đúng chăng ? Không có điều gì đáng phiền cả à! Tâm Hồng chau mày, một bóng dáng lờ mờ thoáng qua, chiếc bóng thật xa vời mà nàng bắt mãi không kịp, nhưng vẫn hiển hiện trong đầu. Tâm Hồng lo lắng sợ hãi. Có ai bên ngoài cửa sổ, ai vậy ? Tiếng vọng thật buồn, thật cô đơn như thoát lên từ địa ngục:
- Tâm Hồng! Hãy theo anh, hãy đi theo anh.
Hồng hoảng hốt đi nhanh ra cửa sổ, giương đôi mắt rộng nhìn ra ngoài. Vườn cây um tùm. Trong bóng đêm, chỉ có cỏ cậy lay động. Tiếng vang đã biến mất chỉ còn tiếng gió vu vi lảng vảng thổi về vùng núi xa xa.
Tia sáng đầu tiên báo hiệu bình minh đã đến.
Khi ông Lương Dật Châu xuống lầu dùng điểm tâm, gian phòng ăn vẫn còn lạnh lẽo, chỉ có bà Linh Phương đang ngồi nướng bánh mì và bà vú Cao đứng bên phụ giúp. Ông bước totới ngồi xuống ghế, bà vú mang sữa và trứng sáng đến cười hỏi:
- Ông chủ cần chi nữa không ?
- Thôi đủ rồi. Ông liếc nhìn bà Linh Phương nói - Cho tôi hai miếng bánh, nhớ...
- Nướng cho khét một tí, bà Linh Phương tiếp lời, rồi quay lại nhìn chồng, hai người cùng cười - sống với nhau đã bao nhiêu năm rồi mà mỗi lần ăn anh cứ mỗi lần nhắc, bộ sợ em quên thói quen của anh à ?
Lấy một miếng bánh, bà Linh Phương chậm rãi trét bơ lên. Ông Châu nhìn vợ ngạc nhiên tại sao đã hai mươi mấy năm dài mà bà vẫn có thể làm cho tim ông rung động. Sáng nay trông bà hơi tiều tụy, ống biết suốt đêm rồi bà không ngủ được... Ngẩng đầu lên, nhìn về phía cầu thang ông có vẻ bực mình:
- Tôi thấy coi bộ nhà chúng ta không bao giờ mời được mọi người cùng ăn sáng. Tụi nhỏ hình như biếng lười hơn lũ già này sao ấy!
Linh Phương nói thật nhanh:
- Đừng đòi hỏi quá anh! Chúng nó vẫn còn con nít mà.
- Con nít ? Ông Châu trừng mắt - Đừng ăn nói hồ đồ như vậy, tụi nó đã không còn là con nít từ lâu rồi. Tâm Hà trên mười chín tuổi, Tâm Hồng hơn hai mươi bốn tuổi rồi còn gi ? Nếu Hồng nó chịu lấy chồng sớm thì chúng ta đã là ông bà ngoại rồi. Tôi thấy bà càng ngày càng dung túng cho con cái!
Bà Linh Phương nhẹ chau mày:
- Đừng nói vậy ông, ông cũng biết là... Bà Linh Phương chợt dừng ở giữa câu, một nỗi buồn thoáng qua, hiện lên khuôn mặt. Bà trao miếng bánh đã trét bơ cho chồng, nói tiếp - Tâm Hồng cũng đáng tội lắm anh ạ...
Ông Châu cắt ngang:
- Tôi đã nói với bà lỗi tại đâu ? Tại ta nuông chiều, chớ nếu bànghe lời tôi thì...
- Anh Châu! Bà Linh Phương cầu khẩn kêu lên.
Ông Châu ngừng lại, tiếp nhận ánh mắt đâu khổ của vợ, tim ông chợt nhói đau. Bất giác ông đặt tay lên tay bà Linh Phương, nhẹ nhàng nói:
- Linh Phương, cho anh xin lỗi, đúng ra anh không nên tránh em.
Bà Phương nhìn chồng, mỉm cười:
- Em biết, em đã nói với anh, dù sao việc đã xảy ra rồi, rồi tình thế sẽ tốt đẹp hơn...
- Anh tin lời em. Ông Châu rút tay về, đưa miếng bánh mì vào miệng, mắt vẫn nhìn Linh Phương - Còn một việc nữa mà anh chưa cho em biết, nhà họ Địch hôm nay sẽ dọn vào nông trại đấy.
Bà Linh Phương chau mày:
- Hôm nay à ? Anh có cho ông Địch... Địch gì đó ?
- Địch quân Phục. Anh chưa nói cho ông ta điều gì cả.
Linh Phương có vẻ bất an:
- Em hy vọng rằng... em mong rằng chúng ta không lầm...
- Em yên tâm đi. Ông Châu vừa ăn vừa nói. Ông Phục không phải là kẻ ưa xen vào chuyện người, ông ta là người có đầu óc và thân trọng, dầu ông ta có nghe người ta nói thế nào đi nữa cũng không thích tò mò đâu...
Bà Linh Phương bắt đầu ăn:
- Em nghĩ anh tính cũng đúng. Dầu sao, để nông trại bỏ trống mãi cũng không hay, sự thật thì... Bà nhỏ giọng - Đúng ra ta nên cho thuê thật sớm, như thế có lẽ đã...
Câu nói của bà lơ lửng, chưa kết thúc, thì đã có tiếng chân chạy nhanh từ trên cầu thang lầu xuống. Bà Linh Phương xoay người lại, Tâm Hà đang nhanh chân chạy vội xuống từng hai bậc một, trên tay một chồng sách dày, chiếc áo lông đỏ, quần đen và mái tóc bồng ôm lấy một khuôn mặt tươi mát, trẻ trung, trông cô bé tràn đầy sức sống. Vừa chạy đến bàn ăn, Tâm Hà đưa tay bốc ngay một miếng bánh bỏ vào miệng, ngồm ngoàn nói:
- Ba má ơi, con không ăn sáng đâu, trễ học mất, vả lại còn đón xe buýt nữa!
- Hà! Nghiêm chỉnh một tí xem có được không nào ? Ông Châu nói - Ăn uống cho đàng hoàng, một lúc cha đến sở làm sẽ cho con quá giang đến trường.
- Thật à ? Tâm Hà nhướng mày lên hỏi - Cha nàng thật tình cho nàng quá giang ư ?
Ông Châu lúc nào cũng chủ trương là phải tập cho con cái chịu đựng cực khổ không thể tạo thói quen cho chúng mỗi lần đến trường là phải có xe đưa rước. Hà bước nhanh về phía Cha, đoạn mỉm cười:
- Vậy mới đúng là cha dễ thương của con chớ! Nói thật với cha nếu cha không thể để con quá giang xe cha thì quả thật là điều bất lợi.
- Lại nói chuyện vô ơn nữa rồi! Ông Châu hậm hự nhưng không thể làm vẻ nghiêm khắc được với đứa con hồn nhiên một cách dễ thương của mình:
- Cô nhớ là dầu sao cô cũng là sinh viên rồi nhé!
Tâm Hà vừa cắn một miếng bánh, vừa nhai vừa nói:
- Bây giờ con vẫn là con của cha mẹ chớ đâu có làm ông nội bà ngoại gì đâu mà cha cứ mãi nhắc nhở việc con là sinh viên mãi thế.
Bà Linh Phương chen vào:
- Đừng có vừa ăn vừa nói như thế vô phép lắm con.
- Mẹ! Mẹ có biết không ? Làm cha mẹ hình như người nào cũng có tật là thích nói tao không thích cái này... tao không thích thế kiạ...
Bà Linh Phương cười:
- Con nhỏ này thật không giống ai hết, sao mà lại dám phê bình cả cha mẹ nữa chứ ?
- Đó cũng tại...
- Bà hay nuông chiều...
Ông Châu vừa mở miệng nói câu đó cũng tại... thì Tâm Hà đã tiếp theo ngay câu bà hay nuông chiều kiến cho bà Linh Phương không nín được cười, Tâm Hà đưa mắt trêu cha làm cho cả bà vú đứng cạnh cũng bật cười to, cả gian phòng đầy tiếng cười. Từ cầu thang, có tiếng động nhẹ, Tâm Hồng chậm rãi bước xuống, nàng mặc bộ áo dài tây phương màu đen, mái tóc đen xõa dài bao trùm lên khuôn mặt trắng, dáng dấp gầy ốm, di chuyển nhẹ nhàng như một chú mèo con. Ông bà Châu và cả Tâm Hà đều hướng mắt nhìn lên, tiếng cười chợt tắt, gian phòng tràn ngập tiếng cười ban nãy, giờ lại rơi vào sự yên lặng nặng nề.
Tâm Hồng vừa bước đến bàn ăn lập tức nhận ngay ra không khí đổi khác, nàng liếc mắt nhìn mọi người, miễn cưỡng nở nụ cười nhưng nụ cười chưa thoát ra khỏi miệng đã chợt tắt. Hồng khẽ nói:
- Xin chào cha, chào mẹ.
Tâm Hà đứng bật lên, nhương ghế cho chi.
- Ngồi xuống đây chị. Rồi ngọt ngào nói - Chị nên uống nhiều sữa, sẽ mập ra ngay.
Ông Châu đưa mắt nhìn Tâm Hồng:
- Đêm hôm ngủ được không con ?
Sự thật câu nói có vẻ thừa thải, gương mặt thất thần của Hồng đủ tố giác giấc ngủ của nàng không được yên lành cho lắm.
- Cũng tạm được, thưa cha, Hồng nói, giọng thật nhỏ, thật êm, tiếng nói như bóp nhói tim ông Châu. Hồng! Một đứa con gái nhút nhát của ông.
Bà Linh Phương trét bơ lên miếng bánh xong trao cho Hồng:
- Con phải ăn nhiều một chút!
Tâm Hồng nói thật nhỏ:
- Nhưng con không thích bơ!
Bà Linh Phương lo lắng nhìn con, bà có vẻ buồn:
- Ráng đi con. Coi như uống thuốc vậy nhé!
- Ờ... thôi được Tâm Hồng mỉm cười yếu ớt, cầm miếng bánh mì trên tay. Bà vú Cao vừa chiên xong quả trứng đã vội vàng mang đến đặt trước mặt Hồng, Hồng chau mày kêu lên - Ồ... Vú...
Bà Vú mỉm cười có vẻ cầu khẩn nhìn Hồng:
- Thưa Cô!
- Thôi được! Tâm Hồng chỉ biết thở dài - Nhìn tình hình này, tôi biết mọi người ai cũng muốn biến tôi thành bà mập cả. Cúi đầu xuống Hồng bắt đầu ăn, hơi nóng của sữa bốc lên mặt, khiến cho mắt nàng lờ mờ.
Tâm Hà tay ôm cặp sách, nàng có vẻ nôn nóng:
- Cha ơi, cha ăn xong chưa ? Nếu cha không nhanh lên có lẽ con sẽ trễ học mất.
- Thôi xong rồi! Ông Châu vội đứng dậy. Bà vú ơi, bác tài đã sửa sọan xe xong chưa ?
- Dạ xong lâu rồi ạ!
Tâm Hà quay sang Tâm Hồng, cô bé nở nụ cười thật tươi:
- Chị có cần em mang thức ăn gì về cho chị không ?
- Không, chị không muốn ăn gì cả.
- Vậy thì, để em về sớm chơi với chị nhé. Thôi em đi học đây.
- Ờ!
- Cha! Nhanh lên đi chứ, Tâm Hà hối thúc ông Châu, một mặt đưa tay nắm lấy cổ tay cha lôi nhanh về phía cửa. Ông Châu có vẻ không bằng lòng hét:
- Coi kìa! con quỷ này không giống ai cả! Lớn rồi mà vẫn không nên nết, nữa sau này gả đi rồi mà vẫn chứng nào tật ấy thì còn ra giống gì nữa chứ!
- Con không thèm lấy ai hết
- Hừ! Nói thì nhớ nhé, tao nghe đây
- Ha! ha! ha!
Tâm Hà cười thật dòn, bóng hai cha con khuất dần ngoài cửa. Tiếng xe hơi rồ máy vọng lại, họ đã đi mất.
Sau khi Tâm Hà bỏ đi, gian phòng lại rơi vào sự yên lặng. Hông cúi xuống, lẳng lặng dùng bữa điểm tâm. Bà Linh Phương cũng không nói gì cả, ngồiyên nhìn con gái mình dùng bữa với đôi mắt dò xét. Hồng quá kín đáo, quá trâm lặng, trên đôi mi dài kia như vương vấn một đám mây buồn, trên đôi mắt đen nháy kia như đáng che phủ bởi một thần thái bất định mông lung.
Rất nhanh, Hồng đã dùng xong điểm tâm, chùi sạch miệng, nàng đứng dậy nói với mẹ:
- Con đi dạo tí, mẹ nhé!
Bà Linh Phương hơi ngẩn người ra, chợt kêu lên:
- Tâm Hồng!
- Việc gì đấy mẹ!
- Đừng đến nộng trại nữa, ông họ Địch hôm nay sẽ dọn đến ở đấy!
- Hả! Tâm Hồng có vẻ ngạc nhiên, đứng sựng lại, yên lặng một lúc mới hỏi - Địch gia là người thế nào hả mẹ ? Tại sao ông ta lại thích một nơi hoang dã như nông trại của chúng ta chứ ?
- Cha con nói ông ta là một nhà văn nổi tiếng cần nơi yên tĩnh để viết lách, chúng ta cũng thích có một láng giềng như thế chứ! Bằng không để trống nông trại, nhà cửa sẽ hoang phế cả.
Tâm Hồng nghĩ ngợi một lúc:
- Nhà văn nổi tiếng ? Thế bút hiệu của ông ta là gì ?
- Việc đó... mẹ cũng không biết
- Không lẽ... Ông tạ lại cũng thích nông trại nữa ư ? Tâm Hồng như tự hỏi chính mình, quay lưng lại không buồn nói thêm câu nào với mẹ nữa nàng bước ra khỏi nhà.
Những ngọn gió mùa thu phe phẩy chung quanh, buổi sáng trong thung lũng trời có vẻ lạnh, Ngôi nhà này cất giữa những ngọn núi, nên có vẻ đơn lạnh, nhưng bù lại sự yên ả, vẻ xanh tươi của khu rừng Phong chung quanh ngôi nhà đã tạo cho khung cảnh nơi đây thêm tuyệt vời. Mùa thu đến, lá phong chuyển màu đỏ, khiến cả thung lũng đỏ hồng càng làm cho cảnh sắc nên thơ. Vì vậy, ông Châu đã chọn cho ngôi nhà này một cái tên đầy thi vị là "Vườn Sa Mù"/ Lấy ý từ câu thơ Nhiêu lai thụy nhiễm sương lâm túy.
Với Tâm Hồng, nàng trực giác thấy rằng cha nàng không những chỉ là một nghiệp chủ giỏi mà còn là một thi sĩ, một học giả tài ba nữa. Nếu loại bỏ một bản tính nóng nảy và cứng cỏi ra thì quả thật ông Châu sẽ là một người thật hoàn toàn.
Bước ra khỏi cổng lớn của Vườn Sa Mù, sẽ gặp ngay con lộ chạy thẳng đến Đài Bắc, và nếu đi ngược lại, sẽ gặp những đường núi khúc khuỷu như rắn bò đi sâu vào núi hay đi thẳng lên nông trại ở trên đỉnh. Tâm Hồng lựa con đường nhỏ, hai bên đường là những loài hoa dại cánh tim quen thuộc hay những đám cỏ màu đỏ tươi. Ngắt một cọng cỏ đuôi chó bên vệ đường Hồng xé nhỏ một cách vô ý thức rồi chậm rãi bước đi.
Xuyên qua ngõ núi, đến một sơn cốc bằng phẳng, nơi đây có vẻ phì nhiêu nhất, một cây vài cây phong đứng sững trên bãi cỏ. Những tảng đó lớn nằm rãi rác khắp nơi, mặt đá phẳng có thể ngồi hay nằm lên được. Giữa khoảng cách của những hòn đá là những đám cỏ mướt, trên ấy những chiếc lá phong vàng uá rụng đầy. Các loại hoa cúc dại như phổ công anh với với những đóa hoa vàng điểm tô trên đám cỏ xanh, rung rinh theo từng cơn gió lướt quá.
Tâm Hồng bước tới lựa một tảng đá bằng phẳng ngồi xuống đưa mắt nhìn chung quanh, những hạt sương còn đọng trên lá đang lấp lánh. Xa xa đám sa mù che phủ từng cành cây, từng hòn đá, phủ lên giải núi xanh, như một chiếc màn lớn, phủ mờ cả cảnh vật. Chỉ có buổi trưa là tia nắng mặt trời có chiếu rọi được - Đầy đủ sơn cốc. Vì vậy có thể nói lúc nào cũng như lúc nào, cả sơn cốc đều chìm trong khói sương, đây chính là điều mà Hồng yêu thích và say mê. Nàng đã đặt cho nó một cái tên là "Thung Lũng Sa Mù". Nàng ngồi hàng giờ như thế như cơn sốc, đôi khi quên cả sự hiện diện của chính mình trong ấy.
Bây giờ, Tâm Hồng lại rơi vào trạng thái như bị mê hoặc bởi cảnh vật, Hướng về phía trước mặt, nàng có thể nhìn thấy nông trại trên đỉnh núi. Bền bờ vực là hàng lan can chạy dài, một cây phong to lớn chìa thân qua khỏi rào. Tâm Hồng ngẩn ngơ nhìn, nàng như mơ mơ màng màng, quên cả cả chính mình, quên cả cảnh vật. Hàng lan can, cây phong to lớn và nông trại... tất cả như mờ đi trong trí nàng. Rồi bên tai hình như có tiếng nói, vừa diu. dàng vừa thúc dục:
- Hồng! Hãy theo anh! Hồng hãy đi với anh đi em!
Tâm Hồng hoảng hốt, nhảy nhỏm lên, nàng quay đầu lại, chung quanh vẫn yên tĩnh, ngoại trừ những tảng đá to và rừng cây, không còn bóng dáng một người nào nữa, Hồng run rẩy đưa tay xoa lên trán, mồ hôi lạnh xuất hiện, cái lạnh nổi da gà len lỏi vào xương sống.
Sau ba ngày mệt nhọc, Địch Quân Phục rồi cũng sắp đặt được nhà cửa một cách ngăn nắp. Nông trại thiết lập trên đỉnh cao, biệt lập với mọi người, không khí sơn dã tinh khiết, tiếng trúc reo hòa lẫn tiếng chim hót. Địch Quân Phục cảm thấy mình như vừa tìm được phục hồi sinh lực. Không phải chỉ có mình chàng, mà ngay cả bé Nhụy, đứa con con gái sáu tuổi của chàng cũng cảm thấy như thế, nó vui lắm, lúc nào cũng hét vang vang:
- Cha ơi! Ở đây vui quá vui quá! Con hái được nhiều quả hồng, nhiều hoa lắm, này cha xem.
Thật vậy, chung quanh sườn núi, hình như lúc xưa đã được vun trồng, nên đầy rẫy những cây chuối xứ, hoa tóc tiên, rau cần và lài. Đến bây giờ, tuy đã bị bỏ phế, nhưng hoa vẫn bừng nở khắp nơi bên sắc đỏ của rừng phong. Quả lại đào nguyên ngoại giới. Địch Quân Phục mong cái thể xác mệt mỏi của chàng sẽ được yên ghỉ trong thế giới thần tiên này và lần hồi chàng sẽ khôi phục lại được con người thực của mình. Chàng cũng mong bé nhụy sẽ manh khỏe hơn. Nếu không vì bé, có lẽ Phục cũng quyết định dứt khoát việc dọn nhà đến đây. Vị y sĩ đã cảnh cáo:
- Đứa bé này rất cần ánh nắng mặt trời, cần được ở nơi cao ráo một thời gian. Bệnh này rất nhạy cảm, không thể ở nơi ẩm thấp, anh phải chăm sóc nó kỹ lưỡng hơn, nó ốm yếu lắm đấy!
Thế là Phục đã don đến nơi này, Đối với chàng sau bốn mươi năm bây giờ chỉ còn bé Nhụy là hết. Chàng không thể để mất luôn đứa con gái duy nhất của chàng, nhất định là không! Phục có thể hy sinh tất cả để chỉ mong bé Nhụy được vui vẻ, bình yên. Mới có ba ngày mà mặt con bé rám nắng đỏ hồng. Phục vừa cảm thấy an ủi, vừa xót xa. Vì ngoài ánh nắng ra chàng biết nó còn cần cái khác nữa. Mỹ Như! Đúng ra em không nên bỏ đi như vậy.
Đến ở nông trại người phật ý nhất là bà cô và Liên, cô tớ gái. Bạn của cô ta đều ở Đài Bắc và Phục mỗi tháng cho cô ta nghỉ hai ngày, vả lại từ nông trại đến Đài Bắc ngồi xe đò không đếm một giờ là đến nơi. Liên vào phụ giúp gia đình Phục đã năm năm, cô ta cũng rất mến bé Nhụy vì cô đã bồng ẵm từ thuở còn trong nôi và cô phải miễn cưỡng đi theo. Còn bà cô ? Người đã đem gần hết quãng đời mình để chăm sóc cho Phục, chỉ biết cằn nhằn:
- Phục, mày thấy bất tiện không ? Tao không biết rồi đây làm sao đi chợ, từ đây xuống tới chợ ít nhất cũng phải trên hai mươi phút chớ đâu ít ỏi gì.
- Nhưng chúng ta có tủ lạnh mà, cô Liên chỉ cần đi chợ một tuần một lần là được rồi, đi bộ nhiều đối với những người trẻ tuổi như cô Liên càng tốt chớ có sao đâu ?
Khi vừa dọn đến được hai hôm có một công nhân khoảng năm mươi tuổi, từ đường mòn dưới núi lên nông trại, tay xách một giỏ lớn đầy thức ăn, vừa cười vừa nói:
- Tôi là Cao, tài xế của ông Lương, bà chủ tôi nghĩ ông mới dọn đến chưa rõ đường đi nước bước, bảo tôi mang đến một ít đồ dùng cho ông... Vợ tôi cũng làm cho ông bà Lương, cứ cách ba hôm là tôi lái xe đưa đi chợ một lần. Bà chủ nói nếu ông cảm thấy việc đi chợ mua thức ăn bất tiện thì tôi có thể mang về dùm.
Bà Lương quả thật chu đáo, gói quà toàn là những thức ăn ngon từ trứng gà, đùi heo, xúc xích đên cả thịt tươi. Bà cô sung sướng lắm không cằn nhằn việc chợ búa khó khăn nữa. Và trong cuộc sống hằng ngày sau này, quả thật việc đi chợ không còn là một vấn đề phiền phức cho gia đình.
Rồi ngày qua ngày Phục biết có một con lộ lớn ăn thông ra chợ quận, rồi từ đấy có thể đi xe đến Đài Bắc. Nhưng nếu muốn đến Vườn Xa Mù thì chỉ cần qua con đường này có th ể dẫn sâu vào những dãy núi sâu thẳm. Cảnh sắc đẹp như một bức tranh. Phục kính nể ông Châu vì ông đã dám mua cả vùng núi này để lập nên nông trại to lớn trong hai mươi năm nay. Mặc dù trên phương diện nông nghiệp ông ta đã thất bại, bỏ dở cả đám bò sữa, dê, gà để nhảy vào thương trường. Tuy nhiên Vườn Sa Mù đã được xây cất đẹp đẽ. Núi non hoang vu đã được khai thác, những con đường mòn ngoằn nghoèo khắp nơi, đều dẫn đến những vùng triờ đẹp đẽ đầy hoa thơm cỏ lạ. Chỉ mới có ba ngày, mà Địch Quân Phục đã hoàn toàn bị khung cảnh chinh phục.
Vật liệu kiến trúc nông trại phần lớn là những thân mộc thơ sơ. Cây cột thật to, cánhcửa nặng nề với những song cây thô kệch. Gỗ lại giữ nguyên màu, không sơn phết, ngay cả những cánh cửa cũng thế, nhưng lại tạo cho người một cảm giác gần thiên nhiên. Trong nhà, bàn ghế cũng thật nặng nề, những chiếc ghế gỗ thấp và nặng, vững vàng. Chiếc phòng khách thênh thang không gây cho người cảm giác chật hẹp khó chịu. Đối với những người thích xu thời, gian nhà này quá lạnh lùng, quá thô kệch. Nhưng với Phục thì chàng cảm thấy không có gì làm chàng hài lòng hơn. Nông trại rất lớn, ngoại trừ gian phòng khách, còn năm gian phòng khác cũng thật rộng.
Địch Quân Phục đã dùng một căn lớn làm thư phòng, chàng xếp tất cả sách vở lên những ngăn tủ trên vách. Đối với chàng, ngoài bé Nhụy chỉ có sách là đáng kể, đáng quí mà thôi. Bốn gian còn lại phân phối làm phòng ngủ của chàng, bé Nhụy, bà cô và Liên.
Ngoài những phòng này ra, nông trại còn có một căn gác lửng trên chất đầy những vật dụng cũ. Định Quân Phục vì không cần dùng thêm nên cũng không tìm đến để làm gì. Phía sau nông trại là gian nhà chất củi, cỏ rơm và cây vụn, bên cạnh đó hàng rào, có lẽ đã được dùng làm chuồng nuôi bò, dê. Chồng nuôi gà ở tận phía sau bây gi ờ bỏ trống.
Trước nông trại, chiếc sân rộng trồng một vài cây cổ thụ to, một cây hồng phong, lá rụng đầy mặt đất. Sau nông trại là khu rừng phong với những thân cây thật to, hướng những chiếc lá về tia nắng lấp lánh, đỏ như lửa nhưng ráng chiều, như bầu trời trước hoàng hôn. Bìa rừng phong là một vực thẳm, được ngăn bằng một hàng lan can dầy và chắc, chỉ có hàng lan can dầy là được là được sơn màu đỏ tươi. Hàng lan can còn mới, có lẽ vừa được xây lại để ngăn với vực sâu. Địch Quân Phục nghĩ rằng trước khi giao nhà cho chàng ở, ông Châu biết chàng có đứa con sáu tuổi nên mới cho người đến xây chiếc lan can này.
Dọn nhà là một việc làm cực nhọc, nhất là đối với người đàn ông thì càng rắc rối hơn. Không có bà cô, chàng sẽ không biết phải làm thế nào mới đúng. Nhọc nhằn bận rộn suốt ba ngày. Buổi hoàng hôn hôm nay, mới được rảnh rỗi bách bộ quan sát khung cảnh chung quanh một chút.
Theo đường mòn, Địch Quân Phục chậm rãi bước đi, những đám hoa kèn nở đầy trên triền núi, rung rinh theo từng cơn gió, ngã lùa như những dợn sóng nhấp nhô trông thật sống động. Lá phong khô dòn rơi ngập đường đất. Hai chú bướm trắng đuổi bắt nhau trên ngọn cỏ, lúc cao lúc thấp lúc xa lúc gần, ánh nắng lấp lánh hồng đôi cánh nhỏ. Buổi hoàng hôn mùa thu, mây núi, cỏ cây khiến người ngây ngất.
Phục thơ thẩn đi sâu vào núi. Trong khung cảnh vắng lặng, với cơn gió nhẹ mùa thu cùng những tia nắng cuối cùng của một ngày sắp tắt, một thứ tình cảm nhè nhẹ pha lẫn chua xót len vào hồn chàng. Bất giác Phục nghĩ đến câu thơ tiền nhân:
Tiền bất kiến cổ nhân
Hậu bất kiến lai gia?
Niệm thiên địa chỉ tutu
Độc thương nhiên nhi khấp ha.
Tạm dịch:
Trước chẳng thấy ai qua
Sau không hay ai tới
Ngước mắt nhìn trời đất
Mà lòng thấy xót xa
Phục như cảm thấy cảnh núi rừng đang cuốn hút lấy mình.
Trước mặt chàng một hòn đá to chắn ngang, cỏ mọc rậm rạp che khuất hẳn lối đi vào thung lũng, rải rác đây đó những tảng đá to nhỏ nằm dài. Phục đứng lại, ngẩng đầu nhìn bầu trời cao, từng cụm cây bị ráng chiều nhuộm đỏ. Thung lũng trầm mặc quá, sương núi tỏa ra che mờ cảnh vật, bóng tảng đá nằm dài trên mặt đất, gió luồn qua khe níu tạo nên những âm thanh trầm buồn, đôi bướm trắng giờ đã bay đi mất.
Phục rơi vào trạng thái lâng lâng. Trong khoảnh khắc chàng lại nhớ đến Mỹ Như. Nếu Mỹ Như ở đây, nàng sẽ nghĩ thế nào ? Nàng sẽ thích chăng ? Chàng biết rằng, sự thật đã khác hẳn, trời đất bao la mà bạn tri âm đâu sao chẳng thấy ? Tim chợt nhói đau, cảm giác bàng hoàng chợt đến.
Bỗng một tiếng động làm Phục giật mình, hình như có tiếng thở dài, xa vắng và buồn bã. Trong thung lũng này còn có người khác ngoài chàng nữa sao ? Chàng giật mình đứng thẳng người lên, lắng tai nghe không có một tiếng gì ngoài tiếng gió thổi. Hay là ảo giác ? Phục lắng nghe thêm một lúc quả thật không có một tiếng động nào nữa cả. Chàng quay lại nhìn về hướng nông trại, đứng ở đây có thể thấy rõ hàn glan can sơn đỏ của nông trường với mái ngói ẩn sau tàn cây phong. Một luồng khói lam từ nóc nhà đang bốc lên. Có lẽ cô Liên đang bận làm cơm tối, chàng cũng nên trở về nhà là vừa.
Nhón gót lên sửa sọan bước đi, bỗng tiến gthở dài ban nãy lại vọng lên. Phục dừng chân lại lần này chàng có thể cam đoan quyết mình không còn lầm lẫn mà đây là một sự thật vì sau tiếng thở dài là giọng đọc thơ của một người con gái vang lên, ấm và thanh với những lời thơ chàng nghe hình như là "Thật buồn khi đến lầu Tây" gì đó. Phục yên lặng nghe ngóng.
Nước sông còn có khi ngăn
Đá cao có lúc lăn xuống đèo
Buồn này đã tự hôm nao... ?
Chỉ những câu này, cũng đủ làm tim Phục đập nhanh phải chăng người thiếu nữ đã hiểu thấy tâm trạng của chàng ? Phục rất tự hào về cái đọc sách uyên bác của chàng, thế mà vẫn chưa tìm ra được xuất sứ của những câu thơ trên. Chàng tiếp tục nghe ngóng, tiếng đọc thơ lại tiếp tục:
Nước sông còn có khi ngăn
Đá cao có lúc lăn xuống đèo
Buồn này đã tự hôm nao... ?
Vẫn còn canh cánh làm sao dứt đành
Cạn ly ngày tháng qua nhanh
Mà sao còn đó bóng hình chưa phai
Lá phong rụng ngập lối này
Những mong mượn lá đề vài câu thơ
Nhưng làn gió núi thoảng qua
Đã mang chiếc lá bay xa phương nào
Tiếng đọc vừa dứt, tiếp theo là dư âm của tiếng thở dài trầm trặc, như một thứ uẩn ức khôn cùng. Phục không ngăn nổi tò mò, bước tới trước. Như bị thu hút, Phục bước vòng qua tảng đá và đưa mắt tìm kiếm.
Vừa bước qua khỏi tảng đá lớn, Phục đã nhận ra dáng dấp thiếu nữ đọc thơ ban nãy. Nàng ngồi trên một tảng đá mặt hướng về phía Phục, nàng mặc áo dài, mái tóc tung bay theo gió, trên đầu gắn một nơ đen. Gương mặt thanh tú trắng trẻo kia có lẽ vì sự xuất hiện đột ngột của Phục chợt hiện rõ nét kinh hoàng, đôi mắt nàng mở rộng, đôi mắt thật tuyệt vời dù tràn đầy ngơ ngác, khiến Phục có cảm giác như mình là kẻ có tội Chàng thấy thật ân hận vì đã phá vỡ sự yên tĩnh, đã xâm phạm và đời tư của người khác.
- Xin lỗi cô.
Phục bối rối nói, chàng không còn dám bước tới thêm bước nào nữa cả, vì hình như cô thiếu nữ đang ở trong trạng thái kinh hoàng tột đô.
- Sự thật tôi không có ý quấy rầy cô. Tôi là người mới dọn đến đây, tôi ở trên nông trại trên kia.
Thiếu nữ vẫn tiếp tục nhìn chàng, hình như cô bé không hề để ý đến lời nói của Phục tí nào cả. Đôi mắt vẫn chưa tan vẻ kinh hãi, đôi tay ghì chặt quyển sách trên gối, một quyển sách bọc vải hình như đã cũ.
- Thưa cô! Phục tiếp, chàng cố gắng bước đến gần cô một chút - Tôi họ Địch, Địch Quân Phục.
Phục bước về phía thiếu nữ, bây giờ chàng đang đứng trước mặt cô bé. Thiếu nữ càng lộ vẻ hốt hoảng, bất giác bước lùi về phía sau, rồi hét một tiếng thật to, quyển sách trên tay rơi xuống đất, không buồn lượm lên, cô bé quay đầu chạy mất. Cô ta chạy thật nhanh, chỉ một thoáng là chiếc bóng đã khuất sau đám cỏ rừng của ngọn núi đang tràn ngập sa mù.
Phục ngơ ngác, chàng không hiểu hình dáng của chàng có gì làm cho cô bé hoảng hốt đến độ như vậy ? Dù chàng không đẹp trai lắm nhưng cũng đâu đến độ xấu xí như quái vật đâu. Đứng ngơ ngẩn nhìn về phía núi đồi, thật khó hiểu. Phục lắc đầu, không hiểu những gì mình vừa thấy ban nãy có phải là ảo giác hay không ? Hay là bộ Óc mãi lo cấu tạo nhân vật tiểu thuyết của chàng đã bị những ảo giác ám ảnh. Hay nàng là yêu nữ trong rừng. Những hình ảnh trong truyện liêu trai nhu vậy vây kín lấy chàng. Nhưng chợt nhớ tới quyển sách rơi trên bãi cỏ, quyển sách mà cô bé đã bỏ lại. Hiển nhiên là có một thiếu nữ đã hoảng sợ bỏ chạy vì chàng.
Phục hơi hoảng hốt, chàng buồn bã không ngờ mình lại đáng sợ như vậy. Cúi xuống lượm quyển sách lên. Hàng chữ bên ngoài bìa đề Lịch Triều danh nhân thi tuyển. Trang đầu, trên phần giấy trắng có nét bút lông đề:
Tặng Tâm Hồng, đứa con gái yêu quí của cha.
Mùa Giáng Sinh năm 1965
Tâm Hồng ? Có phải đây là tên của cô bé đó chăng ? Hay là tên của một người nào khác ? Lòng Phục chợt rung động khi nghĩ đến "Vườn Xa Mù". Vì chỉ có nơi đó mới phù hợp với cách phục sức của cô bé và nội dung quyển sách. Như vậy thì cô bé này là con của ông Châu ư ? Trong một phút, Phục chợt có ý đem quyển sách đến Vườn Sa Mù trả lại cho cô chủ, nhưng rồi lại nghĩ lại chàng lại thôi. Bởi vì mặt trời đã lặn đi tự bao giờ rồi, màn đêm đang kéo đến, che khuất cả núi đồi cây cỏ. Đường mòn đã mất dấu, biết đâu Phục sẽ bị lạc trong thung lũng này. Vả lại, gió đêm trong núi đã thổi đến mang theo hơi lạnh buốt người.
Cầm quyển sách trên tay, Phục trở về nông trại. Bé Nhụy đứng tựa cửa đang chờ chàng. Cơm tối đã dọn sẵn trên bàn, mùi thơm phưng phức của thức ăn như đợi chờ người cầm đũa. Phục bây giờ mới thấy rằng mình quả thật đang đói đến cồn cào.
Cơm xong, Phục cho bé Nhụy ôn bài vở, vì cơ thể bé Nhụy quá yếu, phải nghỉ học, nhưng chàng không muốn để nó quên hết chữ nghĩa nên mỗi ngày đều phải ôn bài, ôn xong, chàng sẽ đùa vui với nó một lúc, rồi cho đi ngủ.
Phục trở về thư phòng, bật đèn lên, ngồi xuống ghế tựa, lật quyển "Lịch triều danh nhân thì tuyển" ra. Đây là quyển thơ được tuyển chọn từ đời nhà Thanh, những bài thơ đều được chọn một cách kỹ lưỡng, có lẽ gồm rất nhiều quyển này.
Lặng lẽ lật một vài trang, quyển sách đã được chủ nhân xử dụng quá nhiều, được chú thích chi chít bằng những gạch mực. Phục đọc thử một vài đọan, và bị cuốn hút ngay không rời được khỏi quyển sách. Nét chữ rất đẹp, khiến cho chàng ngạc nhiên. Đây không phải là lời bình giải mà là những cảm nghĩ của người đọc.
Hầu như tất cả văn học nghệ thuật chỉ bàn về vấn đề tình cảm. Nhưng tình cảm con người là gì ? Nó chẳng qua nguyên nhân của sự đau khổ ? Tình cảm chân thật lúc nào cũng bị ràng buộc với niềm đau, phải chăng đây là sự bi thảm của nhân loại? ?
Nhưng không có tình cảm, thì làm sao có cuộc sống của con người ? Làm sao có lịch sử và văn học nghệ thuật ?
thế hệ chúng ta rất đang buồn, đáng tội, tất cảnhững lời hay, tiếng đẹp đã được tiền nhân xử dụng cả. Ta sinh ra quá muộn ư ? Hay là vì không sáng tạo được cái gì đẹp ?
Trí thức là sợi dây trói buộc con người, càng đọc sách nhiều ta sẽ càng cảm thấy mình thật bé nhỏ.
Quả tội cho Liễu Vình, nếu có thêu thùa bầu bạn cùng chàng, tiếc cho niên thiếu một thời trôi mau thì tại sao chẳng đem yên lụa khóa kín đi, để cho Yến Tô bịn rịn với cuộc sống ?
Lời thơ thật đẹp, nhưng tiêu cực. Tôi nghĩ rằng những tình cảm đẹp như thế này thật sự không có ở thế gian này.
Bên trong, còn có những câu không liênhệ gì đến thơ văn cả, mà chỉ là những lời phát biểu về tình cảm.
Những người sống mà không hiểu tình cảm là gì thì đời thật vô nghĩa, thật ngu đần. Trái lại những kẻ sống nhiều cho tình cảm thì lại quá khổ sở, đau đớn. Vì vậy, tốt nhất nên là chú lừa ngu đần sướng hơn. Nhưng làm người, ai lại chịu hồ đồ như thế ?
Lợi dụng tình cảm như một công cụ để đạt đến mục đích của mình. Những người như vậy đáng giết!
Những kẻ coi tình cảm như một trò đùa - Đáng giết.
Nhừng kẻ vô tình mà làm như hữu tình - đáng giết.
Một lô những chữ đáng giết khiến Phục ngạc nhiên, chàng lật thêm vài trang, càng lật càng bị thu hút càng thấy lạ lùng. Mỗi một hàng chữ hình như là đều chứa đựng những tình cảm thật bồng bột, thật nóng nảy, như một vật nguy hiểm sắp nổ tung, như một tâm hồn đang tuyệt vọng!
Phục đóng sách lại nghĩ ngợi, chàng hồi hộp lo lắng ở bài sau cuốn sách, có một bài thơ ngắn viết bằng chữ nho.
Nhìn tháng ngày đi nhanh vùn vụt
Nỗi cô đơn đã nặng bờ vai
Bâng khuâng nhớ chuyện xa xôi
Ý xuân nồng đã tàn phai bao giờ
Khúc nhạc vàng giây tơ đã đứt
Cánh diều bay vun vút bên song
Khu vườn bát ngát lời chim
Chung quanh những cánh hoa tim nở đầy
Lòng tơ tưởng về người còn nặng
Nỗi niềm riêng canh cánh khôn nguôi
Nào ai đã biết sầu đời
Xin cho tôi được giải bày niềm riêng
Đây không phải là một trái tim lạc lõng, mà còn là một trái tim cô đơn. Phục nhìn lên ngọn đèn, tai lắng nghe tiếng hạc đêm réo gọi với tiếng gió u hoài bên song, chàng bị rơi vào nỗi ưu tư vời vợi.
Buổi sáng, Phục dậy muộn. Suốt đêm không ngủ, đầu óc nghe nặng nề làm sao! Vừa thức giấc đã nghe tiếng của bé Nhụy vang vang ngoài phòng khách. Phục không hiểu con bé này có điều gì vui đến độ cười to như thế ? Gì thế này ? Chàng nghe một giọng nói con gái, giọng nói rất xa lạ, hình như đang nói chuyện với bé Nhụy. Mới sáng sớm mà nhà đã có khách rồi ư ? Tiếng hỏi của bé Nhụy vang lên:
- Nhụy quên rồi. Nhuỵ kêu... bằng gì chớ ?
- Kêu bằng dì Hà, dì Hà nhé!
Tiếng nói của thiếu nữ rất nhẹ, thật trong. Có phải đây là người thiếu nữ chiều qua chàng vừa gặp ở trong núi chăng ?
- Nhà dì ở bên Vườn Sa Mù, vườn có nhiều hoa đẹp lắm, em xin cha hôm nào dẫn em sang đấy chơi.
Tiếng bé Nhụy vui mừng tíu tít:
- Dì cho con đi ngay bây giờ đi! Rồi nó gọi vào trong:
- Bà ơi! Con theo dì Hà đi chơi nghe bà.
Tiếng thiếu nữ nhẹ nhàng và rõ ràng:
- Bây giờ không được đâu, dì Hà phải đi học... Được rồi, cha chưa thức hở bé ? Dì về nhé, nói với cha, tối nạy...
Phục thay áo thật nhanh, đi ngay ra phòng khách. Không thể được, không thể để cô bé này về ngay được, nếu quả đây là cô bé chiều qua! Vừa bước đến phòng khách Phục gặp ngay người đang nói chuyện. Không phải thật, đây không phải là người con gái kỳ quái hôm qua mà là một cô bé tràn đầy vẻ tươi mát, hồn nhiên, trẻ trung. Phục đứng đấy nhìn đôi mắt to đen đang hướng một cách ngang bướng về phía mình, đôi mắt không giấu được vẻ tò mò với nụ cười tinh nghịch:
- Cô đây là -
- Dạ tôi tên là Lương Tâm Hà. Cô bé mỉm cười nói, đôi mắt vẫn không rời nhìn Phục - Cha tôi là ông Lương Dật Châu.
- A! Chào cô Hà, Phục nhìn Hà dò xét, cô bé mặc áo hồng quần đỏ, bên ngoài khoác thêm chiếc Pull màu sậm hơn, trên tay một chồng sách dầy, trong ánh nắng ban mai nổi bật một thân hình khỏe mạnh.
- Sao không ngồi xuống chơi cô Hà ? Nhụy con vào nhà bảo chị Liên pha nước ra mời khác nhé con. Bà cô đâu rồi? ?
- Dạ bà cô đang nấu cơm, chị Liên đi chợ.
Bé Nhụy vừa nói vừa ánnh mắt khâm phục nhìn Hà. Ngay cả con bé tí teo mà cũng biết ngưỡng mộ cái đẹp toàn thiện nữa ư ? Hà xen vào:
- Dạ thưa thôi, tôi phải đi ngay bây giờ vì sắp tới giờ học rồi. Quay nhìn chung Hà tiếp - Nhà cũng không thay đổi gì.
- Vâng, tôi cũng cố gắng hết sức để giữ cho không khí cũ được sống thật
Hà gật gù rồi ngẩng lên nhìn Phục:
- Thưa ông, tôi đến đây với hai mục đích. Một là cha mẹ bảo tôi đến mời ông và bé Nhụy tối nay đến Vườn Sa Mù dùng cơm tối với chúng tôi, vì bây giờ chúng ta là láng giềng với nhau rồi.
- Vâng, ông bà ở nhà khách sáo quá.
Hà dặn dò:
- Tối nay ông đến nhé, nhớ đến sớm một tí, vì cha tôi thích nói chuyện với ông ngoài ra... Nụ cười trên môi Hà chợt tắt, tia mắt vui vẻ như bị che khuất bởi làn sương mù, nàng nhìn thẳng vào mắt Phục, nói nhỏ - chị tôi nhờ tôi đến hỏi, có phải ông nhặt được quyển sách của chị ấy không ?
Phục ngạc nhiên:
- Cô ấy là chị của cô à ?
- Vâng, chị Tâm Hồng bảo là hôm qua gặp ông, trong núi và chị nghĩ rằng có lẽ ông nhặt được quyển sách của chị.
- À... Phục trở về với thực tế. Thì ra, quả đúng là con gái của ông Lương, nhưng mà tại sao khi nhắc đến chị mình, Hà lại có vẻ bí mật, u sầu như vậy ? - Vâng, tôi có nhặt được, có phải là quyển thi tuyển hay không ? Cô đợi một tí, tôi mang ra ngay nhé!
Phục bước vào thư phòng lấy quyển sách ra trao cho Hà. Hà nhét vào giữa chồng sách, ngẩng đầu nhìn Phục rồi cười nói:
- Cảm ơn ông, bây giờ xin phép ông tôi đi, tối nhất định ông phải đến với chúng tôi nhé!
- Vâng, chúng tôi sẽ đến. Phục nắm tay bé Nhụy đưa Hà ra cửa - Để tôi đưa cô đi một đoạn đường. Cô xuống phố đón xe ư ?
- Vâng, nhưng không dám phiền ông.
- Sáng sớm tôi thích đi bộ một lúc.
Theo đường xuống phố, họ bước đi. Chỉ mới vài bước là bé Nhuỵ bị ngay một chú chuồn chuồn đỏ lôi cuốn. Nó bỏ tay cha ra, rượt đuổi theo chú chuồn chuồn xuống núi. Nhìn bé Nhụy tung tăng đàng xa, Hà thấp giọng như giải bày:
- Chị tôi rất sợ gặp người lạ mặt.
Phục ngần ngừ:
- Thế à... vậy ra ngày hôm qua tôi đã làm cô ta khiếp sợ lắm ư ?
Hà gượng cười:
- Tôi chỉ sợ chị ấy... làm cho ông không vừa lòng thôi.
- Sao vậy ? Tôi tưởng là... thế cô ấy không đi học hay ít khi xuống phố lắm ư ?
- Không phải thế, chị ấy đã ra trường nghành Văn Học Trung Quốc ở Đại học. Cha tôi bảo chị ấy là người có thiên tài trong gia đình chúng tôi. Nhưng cách đây hơn một năm... Hà ngưng lại rồi tiếp - chị ấy bị đau thần kinh, bệnh rất nặng, tuy đã nằm bệnh viện một thời gian dài nhưng thần trí vẫn ngơ ngơ ngẩn ngẩn. Tuy gần bình phục, nhưng chị ấy hay sợ người lạ mặt. Bác sĩ bảo rồi từ từ sẽ hết.
À thì ra là thế. Phục nghĩ lại, hèn gì cô bé có vẻ sợ hãi một cách thất thần như thế.
Bé Nhụy từ triền núi chạy trở về, cô bé thở hào hển, chú chuồn chuồn không thấy đâu. Hai gò má hồng của nó đẫm mồ hôi, nắm tay Phục, nó nói liền một hơi:
- Cha ơi con đói quá
Hà đứng lại:
- Được rồi, cảm ơn ông, tối nay ông nhớ đến với chúng tôi nhé!
Phục cười trả lời:
- Vâng, tối gặp lại
Hà vẫy tay chào tạm biệt bé Nhụy, xong quay lưng bước nhanh. Chiếc bóng đỏ lần khuất trong đám cỏ xanh. Phục nắm tay con, chầm chậm bước về nông trại. Bà cô đang đứng nơi bực thềm ngóng đợi.
Điểm tâm xong, Phục bước vào thư phòng sắp soạn lại bản thảo đã viết. Việc nhà cửa xem như đã hoàn tất, bây giờ là lúc phải bắt đầu lại công việc. Phục đắm chìm trong cá cnhân vật của chính mình tạo nên, quên mất khung cảnh chung quanh. Cho mãi đến trưa, khi bà cô đẩy cửa bước vào, trên tay chiếc áo của bé Nhụy đang kết dở:
- Nghe nói tối nay nhà họ Lương mời con và bé Nhụy dùng cơm tối phải không ?
- Vâng, Phục ngẩng đầu lên, nhưng đầu óc chàng vẫn mải mê.
Bà cô ngồi trên chiếc ghế bên cạnh, nghĩ ngợi. Phục sau nhiều năm sống bên bà, chàng có biết là bà có việc muốn nói với chàng. Bà cô là em ruột của cha Phục, anh em rất thương yêu nhau. Khi cha Phục lấy vợ, tình cảm đó vẫn không sút giảm, cho mãi đến lúc bà cô lấy chồng. Rồi ba năm sau bà lâm vào cảnh góa phụ, cha Phục thấy tội cho hoàn cảnh không may của em, lại rước về. Từ đó, bà cô không rồi nhà họ Địch nữa. Có thể nói Phục đã được bà cô nuôi nấng từ nhỏ đến khi cha mẹ của chàng qua đời và cho tới nay, cuộc sống của Phục và bé Nhụy tươm tất đều nhờ một tay bà. Vì vậy đối với bà cô, ngoài tình cảm nương tựa, Phục còn một thứ tình khích cảm đặc biệt với người cô lớn tuổi này. Trông thấy bà cô tư lự, Phục buông bút xuống hỏi:
- Có chuyện gì không cô ?
Phục biết, bà cô nhất định có điều gì bất mãn khi nghe tin nhà họ Lương mời mình dùng cơm tối.
- Không, không có gì. Bà cô đáp, nhưng thần sắc bất an, bà ngần ngừ một chút rồi bỗng nói: - Con có quen lắm với... gia đình họ Lương này không ?
- Cũng không thấn lắm! Có chuyện gì thế cô ?
- Thế quen đã bao lâu mà dám dọn đến nơi này ở chứ ?
- Chỉ mới gần nửa năm thôi. Lần đầu gặp trong buổi tiệc, ông ấy bảo là thích tiểu thuyết của con. chúng con nói chuyện với nhau rất hợp ý, thế là thỉnh thoảng gặp nhau luôn. Mấy tháng trước con có ngỏ ý muốn tìm một ngôi nhà ở nhà quê đủ ánh sáng và cao ráo để cho bé Nhụy dưỡng bệnh và yên tĩnh cho việc viết sách của con, thì ông ấy có đề cập đến nông trại này, hỏi con có muốn dọn đến chăng ? Ông Lương Dật Châu cũng có bảo là ông bỏ trống cũng vậy, vì thế ôn sẵn sàng cho con ở tạm. Ông ấy thích có một người láng giềng như con, con đến coi qua thấy ưng ý là dọn đến ở ngay. Không lẽ mình dọn đến ở không coi sao được nên con cũng làm giấy mướn nhà cho có hình thức. Chớ thật ra đâu dễ gì tìm được ngôi nhà vừa thích hợp vừa rẻ mạt như vậy ?
- Nhưng mà... người cô ngần ngừ một chút, mũi kim ngưng lại nửa chừng - con Liên hôm nay xuống chợ nghe người ta bàn tán rất nhiều về nông trại này...
Phục nghiêm mặt lại:
- Chuyện dị nghị à ? Chợ búa lúc nào chả là nơi để mấy bà mấy cô soi bói chuyện tầm phào.
- Nhưng biết đâu... bà cô già do dự.
- Thế thì... chuyện gì đấy ?
- Họ ngạc nhiên sao chúng ta dám dọn đến đây ở. Theo họ nơi đây là một ngôi nhà... ngôi nhà dữ dằn lắm.
- Ngôi nhà dữ dằn ? Nhưng có bằng chứng gì về chuyện không hiền của nó ở đây chứ ?
- Có nhiều lắm, nhiều câu chuyện truyền miệng kể nhau nghe về ngôi nhà này.
- Ma quỷ gì chăng ?
Bà cô chau mày:
- Không phải thuộc loại đó, nhưng có liên hệ đến một cái chết.
- Vậy thì ngôi nhà này đã có người chết chứ gì ?
- Tao cũng không biết rõ, con Liên nói mấy người đó nói chuyện cũng mơ hồ. Chỉ biết rằng nhà họ Lương là một gia đình nguy hiểm, ở gần họ có thể không hay. Đương lúc mấy người đó nói chuyện thì bà Cao làm công cho gai đình ông Châu trở lại, nên họ ngưng ngang câu chuyện.
- Ha ha ha! Phục cười to - Thưa cô, đừng nghĩ ngợi gì về chuyện ấy nữa. Con bảo đảm không sao hết, không có chuyện gì bị hại đâu, hơi đâu mà mà nghe lời đồn đại của những người nhà quê đó.
Bà cô già mỉm cười:
- Tao biết mày không tin, nên mày mới nói vậy. Tao cũng mong mọi chuyện được như mày nghĩ.
Phục cười dễ dãi:
- Vâng, thì cô cứ nghĩ như cháu đi đừn gđể ý làm gì đến những kẻ ăn không ngồi rồi nói chuyện thiên hạ như vậy. Gia đình họ Lương sống ở nơi này. Có lẽ không thích hợp với lối sống của dân quên nên họ mới dị nghị như thế. Biết dâu rồi chúng ta lại rơi vào tình trạng tương tự như thế.
- Nhưng đối với vườn Sa Mù thì...
- Vườn Sa Mù thì sao ?
Bà cô già rùng mình đứng dậy:
- Thôi tao không nói nữa đâu. Nói ra rồi mày lại cho là... chuyện tào phào. Thôi để tao xuống bếp xem con Liên nấu ăn xong chưa ?
Phục chau mày, không yên dạ:
- Chuyện làm sao thế ? Nói cho con nghe xem cô ?
- Họ bảo là... là... Vuờn Sa Mù có một con quỷ, một con tinh cái hay một bà già điên gì đó mà cách đây một năm đã giết chết một người trên nông trại này...
- Thế à ? Phục kinh ngạc nhìn bà cô.
- Ờ... bà cô bước ra khỏi phòng, đấy chẳng qua là những lời bàn tán của họ, còn sự thật thì không biết ra sao. Họ nói sao tạo nói lại cho mày nghe như vậy. Bây giờ để tao đi tìm con Liên với bé Nhụy.
Bà cô hấp tấp bước ra như chạy trốn, bà ngại nhất là lúc thấy Phục chau mày, vì đó là lúc chàng giận dữ. Bà hơi hối hận, đúng ra không nên kể cho nó nghe chuyện như vậy, chỉ lo chuyện bao đồng.
Phục nhìn theo dáng bà cô bước đi, chàng không còn viết lách gì được nữa. Một buổi sáng yên tĩnh đã mất. Chàng đứng dậy bước về phía cửa sổ, hướng mắt nhìn về phía rừng cây rậm rạp. Không thể tin được ở một nơi rừng sâu núi thẳm, đẹp đẽ như thế này lại ẩn dật tội ác ? Ngần ngừ, Phục quay đầu lại nói lớn vào trong:
- Tầm bậy, chỉ nói bậy! Tiếng hét của Phục thật to, khiến chính Phục phải giật mình. Quay đầu lại dao dác nhìn, gian phòng vẫn hoàn toàn yên lặng, chàng chợt thấy thời tiết hình như đang trở lạnh.
Chiều xuống Phục đưa bé Nhụy đến Vườn Sa Mù. Đường núi khúc khuỷu, cỏ dại tràn ngập, khung trời được điểm tô với những màu sắc rực rỡ cộng thêm vẻ yên tĩnh của cảnh vật làm say lòng người. Phục như rơi vào trạng thái xúc cảm mãnh liệt. Còn bé Nhụy ? Nó vui sướng lắm, bỏ tay cha chạy tung tăng tìm kiếm những hạt cỏ màu đỏ, hay ngắt hoa dại. Chỉ một lúc là hai tay nó đầy hoa, rồi lại chạy theo những chú chuồn chuồn bay đầy trời. Chiếc bóng bé nhỏ của nó đôi lúc khuất mất trong lùm cỏ, khiến Phục phải đứng đợi, hay phải hét to.
- Nhụy ơi! Đừng chạy xa nhé con, cỏ rậm lắm, rắn rít trong đó nhiều lắm, này coi chừng vấp đá té bây giờ!
Bé Nhụy một mặt dạ to, một mặt đi khuất hẳn trong tảng đá lớn. Nó vừa nhìn thấy một chú bướm đen thật to, Phục nhìn theo dáng con, lòng chợt thoáng qua niềm chua xót. Để sửa soạn cho bé Nhụy đến Vườn Sa Mù dùng cơm, bà cô đã chưng diện cho bé xinh xắn. Áo trắng, áo khoác đỏ, bít tất trắng với giày da đỏ, lại còn cho đội thêm chiếc mủ vải đỏ sậm, giống như dáng dấp của cô bé quàng khăn đỏ trong truyện cổ tích. Nó thật đẹp, đẹp như mẹ nó, đôi mắt to đen, chiếc mũi nhỏ nhắn, má lúm đồng tiền... rập khuôn mặt của mẹ. Nhưng bây giờ mẹ nó đâu rồi? ? Phục chợt nhớ đến câu chuyện buổi tối hôm ấy, Mỹ như vừa khóc vừa nói với chàng:
- Anh Phục, em yêu anh thật tình yêu anh nhưng nếu cứ tiếp tục sống chung với anh như thế này, chắc có lẽ em chết mất. Anh hãy tha thứ cho em hãy buông tha em! Em biết em không xứng đáng với tình yêu của anh.
Phục thật buồn, anh đã trả lời một cách chua xót. Không hiểu này có biết chàng đã nói gì hay không ?
- Mỹ Như, anh không hề có ý dùng tình yêu của chính mình để giết chết em, nếu anh quả thật như điều em nói thì... em hãy đi đi, hãy xa anh đi!
Thế là nàng đã bỏđi! Bỏ đi với một người đàn ông khác. Phục thật yên lặng, yên lặng cách yếu ớt. Chàng biết rằng chung quanh có rất nhiều người đang chế diễu sự bất lực và cái tính anh hùng rơm của chàng. Chỉ có mình là hiểu được mình, Phục nghĩ trái tim rướm máu của mình không giữ được Mỹ Như, thì hãy để nàng ra đi, không thể trách nàng được Với Mỹ Như, Phục chỉ có thể cống hiến cho nàng quả tim. Còn nàng trời đã cho một sắc đẹp tuyệt vời, cao ngạo được mọi người chung quanh xùng bái, Mỹ Như nói thật nàng không thể chỉ vì một trái tim mà sống. Mỹ Như ra đi! Điều mà Phục ngạc nhiên nhất là tại sao mình lại không oán trách sự ra đi đó ? Không giận, không hờn, chỉ biết yên lắng trong đau khổ. Có lẽ Mỹ Như cũng không hề biết rằng sự ra đi của nàng là đã mang theo sinh lực đời Phục.
Bé Nhụy từ sau tảng đá lớn, quay trở lại con bé vừa chạy vừa hổn hển thở, trên tay cỏ đỏ đang tách dở, chiếc áo trắng được thổi tung thành hình chiếc dù con. Hình ảnh một thiên thần đang tung hoa xuống thế. Bé Nhụy chạy vội vã, cuống quýt, gương mặt trắng xanh.
- Cha ơi! Cha
Phục hoảng hốt ôm chầm lấy con:
- Gì vậy hở ? Con lại bị suyễn nữa rồi à, con ngửi nhằm hoa phấn hả.
Đứa bé lắc đầu, đôi mắt kinh hoàng mở lớn:
- Không phải, không phải vậy
Phục nắm tay con, hỏi dồn dập:
- Thế thì chuyện gì ? Con gặp rắn à ? Nó có cắn không ? ở đâu con ?
- Không phải cha ơi! Con bé chỉ nhanh về phía tảng đá - Ở đằng kia... có một người.
- Một người à! Phục ngạc nhiên nhưng rồi lại phì cười - Người ta thì có gì đáng sợ đâu hở con ? Người đi chơi núi ấy mà.
- Nhưng người này nhìn về phía nhà của mình trừng trừng, trông dễ sợ lắm cha ơi.
- Thế à ? Phục quay đầu lại quả thật từ đây có thể nhìn thấy ngôi nhà và cả lan can sắt sơn màu đỏ. Cũng tại thung lũng này, hôm qua chàng đã gặp Tâm Hồng. Tim đập mạnh, Phục hỏi con: Có phải người đàn bà không con ?
- Vậng một người đàn bà mặc đồ đen.
- À! Thì ra nó gặp Tâm Hồng đấy mà. Phục nắm lấy bé Nhụy, bước nhanh về phía tảng đá, vừa đi vừa nói:
- Nào chúng ta đến đấy xem!
Bé Nhụy sợ sệt, nói chùn chân lại:
- Không, con không dám đi đâu!
Phục cười nói:
- Đừng con, đừng sợ dì ấy sẽ không làm gì con đâu.
Nắm tay con Phục bước đến phía sau tảng đá, nơi đây là một sân cỏ bằng phẳng, mơ/ đầy loài hoa sắc tím với một đôi cây phong lá đỏ, tất cả thật yên lặng khôang một bóng người. Phục dáo dác nhìn quanh, những tảng đá im lìm trong bóng cây rậm rạp.
- Nhụy ơi! có có hoa mắt không ? đâu có người nào đâu ?
Bé Nhụy cãi lai:
- Có mà, có mà. Bà ấy đứng dưới gốc cây phong này, đôi mắt... đôi mắt dễ sợ.
Phục nhún vai, nếu quả thật Tâm Hồng bạn nãy có đứng đây thì cô bé cũng trốn từ lâu rồi. Vỗ nhẹ tay bé Nhụy, Phục cười nói:
- Đừng sợ con nhé, dì ấy đâu có đáng sợ đâu ? Dì ấy đẹp lắm, Tóc dài nữa nè. phải không con ?
- Không phải, không phải. Bé Nhụy lắc đầu - Bà già cơ!
- Một bà già à ? Nụ cười trên môi Phục chợt tắt, tuy Tâm Hồng có vẻ tiều tụy nhưng cũng đâu đến nỗi giống như một bà già ? Phục nhìn con bé lắc đầu. Coi bộ con bé này có khả năng tưởng tượng đấy, có lẽ do tính di truyền ? Biết đâu nó chẳng là một nhân tài sau này ?
- Thôi được! Bà lão mặc bà lão. Chúng ta nhanh lên nào để không người ta chờ.
Chỉ một lúc sau, Phục và con đã đứng trước cổng lớn của Vườn Sa Mù, cánh cổng sắt kiểu cọ ngăn chặn một rừng cây cỏ sinh tươi và khu nhà tĩnh mịch với bên ngoài. Đưa tay bấm chuông, người mở cửa là bà Cao quen thuộc. Cúi đầu thật thấp chào Phục, bà nói:
- Chào ông. Ông chủ tôi đang chờ ông trong nhà.
Có lẽ gia đình ông Lương đã mang bà Cao từ đại lục ra đây, nên bà ta vẫn giữ lễ chủ tớ như xưa. Phục dẫn con theo bà Cao, băng qua vườn hoa rộng thơm ngát, bước vào phòng khách khang trang.
Kiến trúc của vườn Sa Mù so với nông trại quả thật là hai thế giới khác biệt Nông trại có vẻ cổ lỗ hoang dã, còn ở đây pha lê treo cao với bao nhiêu vật dụng quí giá trang trí, cộng thêm chiếc lò sưởi tân tiến, tạo cho mọi người cảm giác thoải mái dễ chịu.
Ông Lương hiểu được sự so sánh của Phục, đứng dậy bắt tay chàng cười nói:
- Anh thấy đấy ở đây khác xa nông trại phải không ? Tôi biết anh thích nông trại hơn vì ở đây có vẻ mới quá.
Phục cũng cười đáp:
- Mỗi nơi mỗi vẻ chớ, tôi thấy ông thật biết cách sống! Kéo bé Nhụy tới trước, Phục bảo:
- Nhụy ơi chào bác đi con!
- Gọi thế không được! Có tiếng vang và thanh vọng lại, Phục quay đầu lại nhìn thì ra Tâm Hà, đang cười chạy đến bên bé Nhụy, nắm tay con bé - Hồi sáng nói đã gọi con là dì Hà rồi, bây giờ đâu thể gọi cha là bác ? Gọi tầm bậy tầm bạ vậy sao được
Ông Châu phì cười:
- Chỉ giỏi nói bậy! Sao lại dám tự phong mình lên chức dì vậy ? Cô bé gọi con là chị thì đúng, và con phải gọi là ông Phục đây là bác mới phải chứ ?
Phục vội can ngay:
- Làm thế coi sao được ông, tôi đâu có giá quá thế ? Đừng gọi tôi bằng bác, Hà nhé. Tôi không xứng với tiếng kêu đó.
- Thôi được như vậy để bé Nhụy gọi tôi là chị nhưng ngược lại tôi gọi ông là ông Địch, vì ông đâu có hơn tôi bao nhiêu đâu.
- Con nhỏ này thật không giống ai hết, lớn rồi mà cũng chẳng nên thân. Ông Châu tuy miệng nói thế, nhưng vẫn không giấy được nụ cười, quay lại nhìn bà vợ đang đứng cạnh bên, ông bảo - Linh Phương cũng tại em, con gái gì mà không dạy bảo nên thân, nuông chiều để...
- Nó hư đốn!
Lời ông Châu chưa dứt thì Tâm Hà đã nhanh miệng kết thúc. Ông Châu chỉ biết lắc đầu cười hỏi Phục:
- Ông có thấy con cái như vậy bao giờ chưa ?
Phục mỉm cười, chàn nghìn thấy gia đình yên ấm và tràn ngập hạnh phúc, Ngh lại lời dị nghị của bà cô, bất giác nụ cười trên môi chợt tắt. Bao nhiêu ám ảnh bị quét sạch, nhìn bà Châu, chàng vui vẻ hỏi:
- Thưa có phải đây là à Châu không ạ ?
Ông Châu chợt tỉnh:
- Chà, quên mất. Quay sang Linh Phương, ông giới thiệu - Đây là ông Địch Quân Phục, một nhà văn tên tuổi, bút hiệu Kiều Phong mà em thường đọc đó.
Bà Châu mỉm cười:
- Xin chào ông. Ở đây chúng tôi đều là độc giả ruột của ông đấy! Bà đứng đấy, dáng dấp ốm gầy, gương mặt cao quí và trang nhã.
- Dạ không dám, tôi viết còn nông cạn lắm, bà nói thế làm cho tôi gượng.
- Qua đây ngồi đi anh Phục. Ông Châu mời - Bây giờ anh là láng giềng của tôi, chúng ta xưng hô thế cho thân mật nhé.
Cả hai ngồi xuống ghế salon, bà Châu đưa nước đến. Tâm Hà dẫn bé Nhụy đến trước mặt bà Châu:
- Mẹ xem nè, con có gạt mẹ đâu. Con bé đẹp như cô công chúa. Hai mắt to nhé, chiếc mũi dọc dừa. Lông mi dài đến độ con nghĩ nếu bây giờ đặt cây bút chì kên cũng không rơi. Mẹ có thấy con ai đẹp thế này chưa ? Rồi Tâm Hà lại nói nhỏ thêm một câu dĩ nhiên là phải không kể con lúc còn nhỏ.
Ông Châu xen vào:
- Xem kìa, nói mà không biết gượng, lớn rồi mà cứ như trẻ nít không bằng.
Tâm Hà len lén trề môi, khiến cả phòng ai cũng cười lớn. Bây giờ Phục mới phát giác ra sự vắng mặt của Tâm Hồng. Con bé lảng vảng trong thung lũng hoàng hôn chưa về ? Như để trảo lời cho sự suy đoán của Phục có tiếng bước chân nhẹ nhàng từ cầu thang vọng xuống, Phục ngẩng đầu lên, Tâm Hồng bước xuống, nàng mặc chiếc áo trắng viền đen, tóc đượcbới cao để lộ thân cổ trắng nuột nà. Dáng dấp nhẹ nhàng, không có vẻ gì là vừa từ bên ngoài về cả. Nhìn Phục, Hồng xựng lại một chút, nét mắt hẳn lên vẻ bối rối, khó khăn.
- Không ngờ khách lại đến sớm thế! Giọng nói thật nhẹ thật nhanh.
Bà Châu vồn vã:
- Hồng con, chào ông Phục đi con, văn sĩ Kiều Phong mà con biết đấy.
Tâm Hồng do dự, nàng nhìn Phục đăm đăm thia mắt có một ánh mắt sợ sệt. Ông Châu nhìn Hồng bảo:
- Ngủ suốt buổi chiều chưa đủ sao ? Nếu con không dậy, có lẽ cha đã bảo Hà nó lên nắm chân con lôi xuống rồi. Nào lại đây xem, con thích xem tiểu thuyết, thích viết lách thì cứ đến ông Phục sẽ chỉ dạy cho.
Hồng rụt rè, nàng mắc cở nhìn Phục bây giờ thì không còn sợ hãi nữa nàng nhỏ nhẹ nói:
- Dạ thưa cha, con đã gặp ông Phục rồi.
- Thật à ? ông Châu ngạc nhiên.
- Vâng! Phục nói - Hôm qua chúng tôi đã gặp nhau trong thung lũng.
Ông Châu vui vẻ:
- Thế thì cả hai đứa con gái của tôi ông đều quen cả rồi. Hai đứa là hai bầu trời. Hồng ít nói bao nhiêu thì Hà nghịch ngợm bấy nhiêu.
- Con phản đối lời cha vừa nói - Hà kêu lên.
- Đó ông thấy không ? Nó còn phản đối nữa chứ. Không bao giờ tôi nghe nó "nói" thử coi, chỉ thấy kêu không hà.
Đôi mắt của Hồng như bị bé Nhụy thu hút. Nàng bước đến, cúi người xuống nắm tay bé Nhụy, đôi chân mày cong vút chớp nhanh:
- Con đẹp quá. Ông Phục đây là con gái của ông à ?
- Vâng, bé Nhụy, con thưa dì!! Phục vừa nói vừa nhìn Hồng và bé Nhụy. Nếu quả thật buổi chiều hôm nay Hồng ngủ yên trong phòng thì người đàn bà mà bé Nhụy gặp là ai ? Bé Nhụy vẫn cười đùa với Hồng. Vậy thì nó chưa hề biết đến cô bé này. Phục có thể quả quyết như thế. Nhất định là nó chưa hề trông thấy Hồng. Nụ cười nó ngọt và tươi, con bé này quả giống mẹ nó không sai. Ai cũng khen nó đẹp, đó là một sự thật chớ không phải một lời khen lấy lòng. Tiếng trẻ thơ trong vắt:
- Thưa Dì!
- Không được, phải gọi là chị chớ!! Ông Châu chen vào, con bé vội thay đổi cách xưng hô ngay:
- Thưa chị!
Mọi người cười ồ lên, bà Châu nói:
- Coi kìa, mấy người làm con bé quýnh quáng. Không biết phải xưng hô là gì nữa.
Tâm Hồng đứng lên, khẽ liếc Phục hình như cô nàng đang cố gắng khắc phục vẻ ngỡ ngàng, sợ sệt của mình, vỗ nhẹ lên vai bé Nhụy, Hồng nói:
- Mẹ của Nhụy đâu, sao không đến ?
Ông Châu tằng hắng một tiếng, không khí gian phòng như cô đọng lại, Hồng liếc nhanh về phía mẹ và cha, nàng hiểu rằng mình vừa lỡlời, thốt một lời không nên nói, bất giác gương mặt nàng đỏ hồng.
Phục không hiểu phải nói làm sao. Mỗi lần có người hỏi đến Mỹ Như là hình như chàng thấy lòng mình thật khó chịu, nhất là khi trước mặt lại có người hiểu rõ tâm sự của mình lên tiếng cản ngăn câu hỏi. Phục không yên tâm. Khi nhìn xuống nét mặt nối tiếc và lo ngại của Hồng, hình như cô bé này có cảm nghĩ mình vừa phạm phải một lỗi lầm khó tha thứ. Nhưng chàng cũng không biết phải làm thế nào để cứu cô bé thoát khỏi hoàn cảnh sống sượng kia đấy.
Cũng may đúng lúc Cao bước vào mời mọi người qua phòng ăn. Tình trạng căng thẳng trên chợt mất. Gian phòng ăn có cách bài trí tương tự như phòng khách, hai phòng chỉ ngăn cách nhau bằng một chiếc bình phong kiểu cách.
Trên bàn ăn, thức ăn đã sẵn sàng, ông Châu cười bảo:
- Bà Cao này ở với chúng tôi lâu lắm rồi đấy, từ Đại Lục theo đến đây, lúc Hồng chỉ mới 12 tuổi đến giờ, ở lâu nên cũng như là người nhà cả. Anh thử dùng những món này xem sao, bà Cao làm cả đấy.
Phục mỉm cười nhìn bà Cao, dáng dấp mập mập lùn lùn, với gương mặt tròn lúc nào cũng như đang mỉm cười, đây quả là một người đàn bà điển hình cho nếp sống lương thiện
Ngồi xuống ghế, mọi người bắt đầu dùng cơm. Bà châu hình như tập trung cả sự nuông chiều của mình về phía bé Nhụy. Gắp cho nó từ món ăn, gỡ lấy xương cá... một cách chu đáo. Tâm Hà Thì lúc nòa cũng họat náo viên lành nghề, ngồi trên bàn ăn, tiếng cười của cô lấn át hết những câu nói của người khác, chỉ có Tâm Hồng là yên lặng một cách lạ lùng. Suốt bữa cơm, hình như nàng không hề mở miệng nói lấy một lời nào cả. Đối mắt mơ mơ màng màng, hết nhìn người này đến người khác, như không ở trong thế giới hiện hữu. Phục có vẻ thú vị khi khám phá ra là những người xung quanh bàn tiệc, đối với Hồng chỉ là một sự bài trí. Khi Phục vô tình hỏi:
- Cô Hồng, có tốt nghiệp ở Đại Học nào vậy ?
Hồng giật mình, cảm thấy khó chịu khi biết có người đang để ý đến mình, ậm ừ một lúc lâu không nói gì cả. Bà Châu vội đáp ngay:
- Ở trường đại học Đài Bắc ông ạ.
Tâm Hồng miễn cưỡng mỉm cười, cúi đầu nhìn xuống. Phục cũng không muốn quấy rầy cô bé nữa, chàng quay qua ông Châu, bàn tán với nhau một vài dữ kiện mới về văn học nghệ thuật, Tâm Hà ngồi bên, thỉnh thoảng ghé miệng vào, không hỏi về đời sống gia đình của Phục thì lại hỏi về vấn đề sáng tác lúc này ra sao ? Cho mãi đến lúc phát giác ra Phục hình như không chú ý lắm đến câu hỏi của mình, nàng cụt hứng. Phục cười bảo:
- Tôi chỉ là một ẩn sĩ trong làng văn, kể từ ngày có chút tiếng tăm là tôi chỉ sống riêng trong thế giới của mình, không còn biết gì về thế giới của người khác. Có người bảo rằng tôi là người cao ngạo, nhưng sự thật ra tôi chỉ thu ẩn trong vỏ ốc của mình mà thôi.
Đôi mắt của Hồng nhẹ nhàng rơi trên người Phục, từ lúc xuống lầu đến giờ đây là lần đầu tiên cô bé dám nhìn thẳng vào người chàng. Nhưng khi Phục ngẩng lên thì ánh mắt của cô bé lại lảng đi nơi khác.
Bữa cơm kết thúc trong bầu không khí thâm mật. Trở về phòng khách, bà Cao lại mang đến cho mỗi người tách trà nóng. Phục và ông Châu lại tiếp tục bàn luận về các tiểu thuyết gia cận đại như William Soroyan, Kafka và chủ nghĩa hiện thật.
Địch Quân Phục ngạc nhiên trước kiến thức rộng rãi về lãnh vực văn học của ông Châu. Họ bàn cãi nhau một cách thật tâm đầu ý hợp. Bé Nhụy đã được được Hà đưa lên lầu, tiếng cười đùa của hai người thật ròn rã. Tâm Hồng cũng lên lầu lúc nào không biết. Ngồi nói chuyện một lúc, Phục mới thấy trời đã khuya, chàng định nói vài lời tạm biệt chủ nhân, thì ông Châu sau một phút tính toán, chợt nói:
- Anh Phục, anh ở nông trại có thấy điều chi không hài lòng không ?
Phục ngạc nhiên chợt hiểu ông Châu có ý gì muốn bàn:
- Có chuyện gì chăng ? Tôi thấy tình trạng thật tốt chớ đâu có gì ?
Ông Châu chậm rãi:
- Vậy cũng tốt, nhưng... nhưng nếu anh có, nghe người ta nói một điều gì đó, tôi khuyên anh đừng nên để ý đến. Ở đây là một địa phương nhỏ bé, dân cư thường có... thường có nhiều điều...
Ông Châu ngưng lại một chút, hình như đang chọn từ ngữ để diễn tả ý định. Phục chen vào;
- Tôi hiểu rồi... xin ông cứ yên tâm
Ông Châu quay đầu lại, nói nhanh:
- Thật ra, tôi cần nói hết cho anh nghe, nói cho anh nghe một câu chuyện mà anh cần biết.
Câu nói của ông Châu chưa dứt, thì đã có tiếng chân từ trên lầu vọng xuống. Tâm Hà tay nắm lấy bé Nhụy bước xuống cầu thang. Ông Châu ngưng ngay câu chuyện, chỉ nói thòng thêm một câu:
- Cũng không có việc chi quan trọng, sau này tôi sẽ nói cho anh nghe.
Phục nghi nhưng không tiện hỏi thăm. Bé Nhụy chạy đến bên Cha ngáp dài. Đêm đã khuya bé Nhụy cần ngủ sớm. Phục đứng dậy xin phép về. Bà Châu mang đến cho chàng cây đèn bấm.
- Trời tối đường núi khó khăn, ông có cần lão Cao đưa đườn gkhông ?
- Cũng không cần lắm, vì đường cũng không xa, không lạc được đâu.
Nắm tay bé Nhụy, Phục bước ra khỏi Vườn Sa Mù. Ông Châu và Tâm Hà đưa ra tận cổng. Nhụy vẫn còn bận bịu với chị Hà lắm, cứ đưa tay vẫy mãi. Nói đã gọi Hà là chị, chứ không gọi là dì Hà. Phục cảm thấy lòng mình đang âm thầm thất vọng, vì đôi mắt mơ mộng của người con gái mà chàng mong đợi, lại không cùng ông Châu đưa mình về.
Men theo con đường mòn, chậm rãi bước về phía nông trại. Hôm nay, trăng thật sáng, cảnh vật như một bức họa thần tiên, con đường nhỏ hiện ra trước mặt, không cần đèn bấm cũng nhìn ra lối đi. Buổi tối trong rừng núi có vẻ yên tĩnh chi lạ. Bóng cây êm đềm dưới ánh trăng, bên bờ núi đá cao vút, một lớp sa mù che phủ cả thung lũng khiến cảnh vật càng mờ ảo. Cỏ non dưới chân đã đẫm ướt sương đêm.
Sương đêm lành lạnh, nhẹ nhàng thổi phớt qua người chàng. Bé Nhụy nắm lấy tay cha, miệng không ngừng ngáp. Ánh trăng chiếu rọi chiếc bóng đổ dài trên đường trông gầy guộc, một chiếc là đẫm sương rơi trên áo, Phục chợt rùng mình. Những chú đom đóm nhỏ, chập chờn trên đám cỏ như những chiếc đèn trời lung linh.
Bước qua vùng đất dốc, hàng lan can của nông trại dưới ánh trăng vẫn tỏ rõ, bước chân của bé Nhụy có vẻ nặng nề. Phục sợ sương có thể làm thấm vướt vớ con, chàng cúi xuống hỏi bé Nhụy có mệt không, bé Nhụy ngoan ngoãn lắc đầu, nó đi thật sát vào người chàng. Phục vừa định quì xuống bồng con lên thì chàng chợt giật mình, trên bãi cỏ một bóng ngã dài bất động. Ngẩng đầu lên, vừa kịp nhìn thấy dáng người vừa ẩn sau tảng đá to, Phục định rượt theo nhưng lại sợ làm con giật mình, chàng xiết chặt con vào lòng, đôi mắt vẫn đăm đăm hướng về phía chiếc bóng vừa khuất. Dưới ánh trăng, hòn đá to vẫn sừng sững bên cạnh những bóng cây lay động theo gió. Chung quanh màn đen phủ đầy, mà bóng người ban nãy đâu thấy. Nhưng Phục vẫn có cảm giác là bóng đêm kia đang có một đôi mắt lạnh lùng đang theo dõi cha con chàng.
Ánh trăng vằng vặc, gió lạnh càng lúc càng to, Phục bước nhanh về phía nông trại. Bé Nhụy đã ngủ mê trên vai chàng từ lúc nào không rõ.