Ít nhất bốn trong số 10 nguyên nhân gây chết cao nhất ở Mỹ và trên thế giới -các bệnh tim mạch, ung thư, tai biến mạch não, tiểu đường- có liên quan trực tiếp với dinh dưỡng. Cách ăn uống cũng liên quan với nhiều bệnh khác.
1. Dinh dưỡng có ảnh hưởng như thế nào đối với sức khoẻ?
Ít nhất bốn trong số 10 nguyên nhân gây chết cao nhất ở Mỹ và trên thế giới -các bệnh tim mạch, ung thư, tai biến mạch não, tiểu đường- có liên quan trực tiếp với dinh dưỡng. Cách ăn uống cũng liên quan với nhiều bệnh khác.
Bên cạnh đó, ăn uống đúng cách cũng là một yếu tố quan trọng của sức khoẻ
Tuy nhiên, dinh dưỡng lành mạnh chỉ là một phần. Thể dục thường xuyên, không hút thuốc, không uống rượu quá độ, giảm thiểu căng thẳng, giới hạn sự tiếp xúc với các yếu tố độc hại trong môi trường cũng rất quan trọng
2. Những nguyên tắc chung của một chế độ dinh dưỡng lành mạnh?
Cân bằng, đa dạng, vừa phải.
Hồi tháng tư năm 2005 vừ, sau 13 năm, Hoa Kỳ đã vưà cập nhật hướng dẫn về dinh dưỡng cho người Mỹ, trong đó một số khái niệm mới đã được thêm vào hoặc nhấn mạnh. Đó là các khái niệm: hoạt động, cá nhân hoá, và cải thiện một cách từ từ. Một yếu tố tưởng cũng cần nhấn mạnh cho nhiều người ở các nước đang phát triển (như Việt Nam), đó là yếu tố vệ sinh. “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”.
3. Dinh dưỡng như thế nào là cân bằng?
Thành phần nào cũng cần và cần cân bằng: Rau quả, ngũ cốc, chất đạm và chất béo.
Trong mỗi thành phần, cũng cần có sự cân bằng. Thí dụ: ngũ cốc cân bằng giữa nhóm sạch cám với ngũ cốc thô (còn cám, như gạo lức, bánh mì đen).
Thức nào tốt thì dùng nhiều hơn, tốt ít thì dùng ít, nhưng thường thì thức nào cũng cần không nhiều thì ít.
4. Dinh dưỡng như thế nào là đa dạng?
Cần đủ các nhóm thức ăn.
Trong mỗi nhóm cũng cần đa dạng. Ví dụ: rau cũng cần có rau màu đậm, màu lợt; chất đạm cũng cần có đủ các thứ, thịt, cá, đậu… Mùa nào thức nấy.
Không phải hể thấy thứ gì tốt thì chỉ ăn miết một thứ đó.
5. Dinh dưỡng như thế nào là vừa phải?
Ăn chất béo vừa phải, chọn lọc các loại chất béo tốt cho sức khoẻ
Chất đạm cũng cần tiêu thụ vưà phải, tập trung nhiều hơn vào các loại chất đạm tốt.
Thêm đường hay muối cũng cần vưà phải thôi.
Thứ tốt thì dùng nhiều nhưng cũng cần vừa phải, thứ không tốt lắm thì dùng ít hơn, nhưng không có nghĩa là bỏ hẳn. Ví dụ thịt đỏ có nhiều cholsterol, nhưng không có nghĩa là nên bỏ hẳn không ăn thịt đỏ.
6. Hoạt động liên hệ như thế nào với dinh dưỡng?
Hoạt động thể lực kích thích khẩu vị, giúp chuyển hoá thêm hiệu quả.
Cần hoạt động thể lực đều đặn. Người lớn ít nhất 30 phút mỗi ngày, trẻ em cần ít nhất một tiếng mỗi ngày, người cần giảm cân cần thể dục ít nhất một đến hai tiếng mỗi ngày.
7. Ý nghĩa của cá nhân hoá trong việc dinh dưỡng
Liệu cơm gắp mắm, giàu nghèo, hoàn cảnh thế nào, trừ trường hợp quá ngặt nghèo, đều có thể tìm cách ăn uống thích hợp mà vẫn lành mạnh.
Những người sống lâu lại thường là những người sống và ăn uống đơn giản.
Khi hoạt động nhiều thì cần ăn nhiều và ngược lại. Tuổi tác khác nhau cũng có nhu cầu ăn uống khác nhau.
Cân nặng là một trong những yếu tố quyết định trong nhu cầu ăn uống. Mập, cần giảm cân thì cần ăn ít năng lượng hơn; người ốm, muốn tăng cân thì cần ăn nhiều năng lượng hơn.
Nhắc lại, cân nặng lý tưởng tính bằng kí lô gram chia cho mét vuông: Ký lô gam cân nặng, chia cho bình phương của chiều cao tính bằng mét. Một cách lý tưởng, chỉ số cân nặng (tính bằng cách trên) nên ở khoảng từ 18 đến 25.
Tình trạng bệnh tật hay sức khoẻ cũng rất quan trọng trong việc điều chỉnh cách ăn uống.
8. Cải thiện từ từ là như thế nào?
Khi cần cải thiện, điều quan trọng là đi những bước đều đặn và vững chắc.
Điều quan trọng là thay đổi cách sống.
Đều đặn hàng ngày là điều quan trọng và bền vững, lại giúp cho cơ thể thích nghi kịp thời với những thay đổi.
Phân biệt rõ những thứ mình thích (mà cứ tưởng là cần) với những thứ mình thật sự cần và tập thích những gì mình thật sự cần. Đó là bí quyết của sức khoẻ và thành công...